Biến chủng Mu lần đầu được phát hiện ở Colombia hồi tháng 1, hiện là chủng chiếm ưu thế và là nguyên nhân đằng sau đợt bùng dịch chết chóc nhất ở quốc gia này.Hiện nay, biến chủng Mu đã xuất hiện ở hơn 43 quốc gia và cho thấy khả năng lây lan cao. Biến chủng Mu có tên khoa học B.1.621. Ngày 31/8, WHO bổ sung biến chủng Mu (tên khoa học là B.1.621) vào danh sách biến chủng COVID-19 cần theo dõi.Theo báo cáo dịch tễ học của WHO, biến chủng Mu được xếp vào nhóm cần theo dõi vì “có một vài đột biến có thể có khả năng vượt qua hệ miễn dịch, giống như hiện tượng xảy ra với biến chủng Beta”.Dù vậy, WHO cũng cho biết, hiện vẫn chưa có bằng chứng cụ thể hơn về độc lực cũng như sự lây lan của biến chủng Mu, do đó cần phải theo dõi và nghiên cứu kỹ hơn.Liên quan đến chủng này, giới khoa học cũng cho biết, hiện đang xem xét và nghiên cứu xem liệu biến chủng Mu có thể vượt qua hệ miễn dịch của vắc xin hoặc kháng thể của những người từng mắc COVID-19 tạo ra hay không.Tiến sĩ Paul Griffin, chuyên gia tại Đại học Queensland cho biết, giới y khoa đang xem xét khả năng lây bệnh của các chủng đối với những trường hợp đã được tiêm vắc xin ngừa COVID-19.Bên cạnh đó là nghiên cứu mối nguy hại của chủng mới Mu này. Nhưng ông nhận định rằng, tới hiện tại chưa có minh chứng khoa học cụ thể nào cho thấy, biến chủng Mu có khả năng kháng lại vắc xin.Tất cả các virus trong đó có cả virus SARS CoV-2 qua thời gian đều đột biến, trong đó có 1 số đột biến vô hại. Nhưng lại có không ít các đột biến tăng độc lực và truyền nhiễm, gây hại cho sức khỏe con người cũng như công tác phòng dịch trở nên khó khăn hơn.Tiến sĩ Griffin cho biết, để ngăn chặn sự đột biến của virus thì cách tốt nhất là hạn chế sự lây lan của chúng trong cộng đồng.Những biến chủng của virus SARS CoV-2 có đột biến ở phần protein gai gắn trên vỏ ngoài của chúng. Nếu có sự thay đổi đáng kể đối với protein gai, có khả năng vắc xin sẽ có hiệu quả thấp hơn đối với virus.Theo WHO, tần suất xuất hiện biến chủng Mu ở quy mô toàn cầu đang có chiều hướng giảm, hiện ở mức dưới 0,1%. Tuy vậy, tỷ lệ này tại Colombia và Ecuador còn rất lớn, lần lượt là 39% và 13%.Những con số này đang có chiều hướng gia tăng. Biến chủng Mu cũng gây ra một số ổ lây nhiễm ở Mỹ và châu Âu.Mời các bạn xem video: Thông điệp 5K phòng chống dịch Covid-19 trong tình hình mới. Nguồn: THTPCT.
Biến chủng Mu lần đầu được phát hiện ở Colombia hồi tháng 1, hiện là chủng chiếm ưu thế và là nguyên nhân đằng sau đợt bùng dịch chết chóc nhất ở quốc gia này.
Hiện nay, biến chủng Mu đã xuất hiện ở hơn 43 quốc gia và cho thấy khả năng lây lan cao. Biến chủng Mu có tên khoa học B.1.621. Ngày 31/8, WHO bổ sung biến chủng Mu (tên khoa học là B.1.621) vào danh sách biến chủng COVID-19 cần theo dõi.
Theo báo cáo dịch tễ học của WHO, biến chủng Mu được xếp vào nhóm cần theo dõi vì “có một vài đột biến có thể có khả năng vượt qua hệ miễn dịch, giống như hiện tượng xảy ra với biến chủng Beta”.
Dù vậy, WHO cũng cho biết, hiện vẫn chưa có bằng chứng cụ thể hơn về độc lực cũng như sự lây lan của biến chủng Mu, do đó cần phải theo dõi và nghiên cứu kỹ hơn.
Liên quan đến chủng này, giới khoa học cũng cho biết, hiện đang xem xét và nghiên cứu xem liệu biến chủng Mu có thể vượt qua hệ miễn dịch của vắc xin hoặc kháng thể của những người từng mắc COVID-19 tạo ra hay không.
Tiến sĩ Paul Griffin, chuyên gia tại Đại học Queensland cho biết, giới y khoa đang xem xét khả năng lây bệnh của các chủng đối với những trường hợp đã được tiêm vắc xin ngừa COVID-19.
Bên cạnh đó là nghiên cứu mối nguy hại của chủng mới Mu này. Nhưng ông nhận định rằng, tới hiện tại chưa có minh chứng khoa học cụ thể nào cho thấy, biến chủng Mu có khả năng kháng lại vắc xin.
Tất cả các virus trong đó có cả virus SARS CoV-2 qua thời gian đều đột biến, trong đó có 1 số đột biến vô hại. Nhưng lại có không ít các đột biến tăng độc lực và truyền nhiễm, gây hại cho sức khỏe con người cũng như công tác phòng dịch trở nên khó khăn hơn.
Tiến sĩ Griffin cho biết, để ngăn chặn sự đột biến của virus thì cách tốt nhất là hạn chế sự lây lan của chúng trong cộng đồng.
Những biến chủng của virus SARS CoV-2 có đột biến ở phần protein gai gắn trên vỏ ngoài của chúng. Nếu có sự thay đổi đáng kể đối với protein gai, có khả năng vắc xin sẽ có hiệu quả thấp hơn đối với virus.
Theo WHO, tần suất xuất hiện biến chủng Mu ở quy mô toàn cầu đang có chiều hướng giảm, hiện ở mức dưới 0,1%. Tuy vậy, tỷ lệ này tại Colombia và Ecuador còn rất lớn, lần lượt là 39% và 13%.
Những con số này đang có chiều hướng gia tăng. Biến chủng Mu cũng gây ra một số ổ lây nhiễm ở Mỹ và châu Âu.