Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chính thức xác định biến thể mới nhất của virus SARS-CoV-2, lần đầu tiên phát hiện ở Nam Phi B.1.1.529 vào dạng biến thể đáng quan ngại (Variant of Concern-VOC).Biến thể mới này được đặt tên là Omicron, lần đầu được phát hiện qua thu thập mẫu xét nghiệm tại Nam Phi vào ngày 9/11, và lần đầu tiên được báo cáo lên WHO vào ngày 24/11.Các nhà khoa học trên thế giới đang vô cùng quan ngại về biến thể Omicron. Đây là phiên bản virus đột biến nhiều nhất mà chúng ta thấy cho tới nay.Omicron chứa một số thay đổi từng thấy ở các biến chủng khác, nhưng chưa từng có loại virus nào hội tụ hết các đặc điểm đó. Nó thậm chí còn có những đột biến mới.Các nhà khoa học xác định biến thể này có 32 đột biến ở protein gai, gấp đôi số đột biến ở biến thể Delta. Protein gai là cấu trúc virus sử dụng để bám dính và xâm nhập tế bào người.Protein gai trên virus chính là mục tiêu của phần lớn vắc xin COVID-19 hiện nay. Vì vậy, biến thể này đã dấy lên lo ngại nó có khả năng né tránh miễn dịch cao hơn so với những chủng trước đây.Dù nguy hiểm như vậy, nhưng giới khoa học vẫn chưa biết nhiều về Omicron. Bà Maria van Kerkhove, Trưởng nhóm kỹ thuật của WHO về COVID-19 cho biết: “Sẽ mất một vài tuần để chúng tôi hiểu biến thể này có tác động gì".Omicron chứa một số đột biến được tìm thấy trong các biến thể khác - bao gồm Delta và Alpha. Điều này có thể giúp nó lây lan nhanh, làm cho vắc xin kém hiệu quả hơn hoặc dẫn đến bệnh nặng hơn. Nhưng nó cũng mang một số đột biến không quen thuộc.“Có một số đột biến thể mà chúng tôi không có bất kỳ thông tin nào. Vì vậy, những câu hỏi đầu tiên là: Đây là đột biến gì? Chúng ta có cần phải lo lắng về chúng hay không?", bà Jetelina cho biết.Virus SARS-CoV-2 gây ra COVID-19 liên tục đột biến, nhưng giới khoa học cho rằng có nhiều lý do để lo ngại về Omicron hơn. Biến thể Omicron có thể lây nhiễm mạnh hơn Delta tới 500% - một chỉ số khủng khiếp nhất từ trước đến nay. Omicron chiếm ưu thế rất nhanh ở Nam Phi và những nơi nó xuất hiện. Chỉ trong vòng vài ngày hoặc vài tuần, thay vì tháng.Các nhà khoa học vẫn đang chờ đợi các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm để xác định hiệu quả của kháng thể virus SARS-CoV-2 từ vắc xin hoặc từng nhiễm COVID-19 có thể chống lại Omicron hay không.Theo Tulio de Oliveira, Giám đốc Trung tâm Đổi mới và Ứng phó Dịch tễ Nam Phi, vắc xin vẫn là công cụ hữu hiệu nhất đối phó với virus. Ông không nghĩ có khả năng vaccine trở nên vô hiệu hoàn toàn.Mời các bạn xem video: Thông điệp 5K phòng chống dịch COVID-19 trong tình hình mới. Nguồn: THTPCT.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chính thức xác định biến thể mới nhất của virus SARS-CoV-2, lần đầu tiên phát hiện ở Nam Phi B.1.1.529 vào dạng biến thể đáng quan ngại (Variant of Concern-VOC).
Biến thể mới này được đặt tên là Omicron, lần đầu được phát hiện qua thu thập mẫu xét nghiệm tại Nam Phi vào ngày 9/11, và lần đầu tiên được báo cáo lên WHO vào ngày 24/11.
Các nhà khoa học trên thế giới đang vô cùng quan ngại về biến thể Omicron. Đây là phiên bản virus đột biến nhiều nhất mà chúng ta thấy cho tới nay.
Omicron chứa một số thay đổi từng thấy ở các biến chủng khác, nhưng chưa từng có loại virus nào hội tụ hết các đặc điểm đó. Nó thậm chí còn có những đột biến mới.
Các nhà khoa học xác định biến thể này có 32 đột biến ở protein gai, gấp đôi số đột biến ở biến thể Delta. Protein gai là cấu trúc virus sử dụng để bám dính và xâm nhập tế bào người.
Protein gai trên virus chính là mục tiêu của phần lớn vắc xin COVID-19 hiện nay. Vì vậy, biến thể này đã dấy lên lo ngại nó có khả năng né tránh miễn dịch cao hơn so với những chủng trước đây.
Dù nguy hiểm như vậy, nhưng giới khoa học vẫn chưa biết nhiều về Omicron. Bà Maria van Kerkhove, Trưởng nhóm kỹ thuật của WHO về COVID-19 cho biết: “Sẽ mất một vài tuần để chúng tôi hiểu biến thể này có tác động gì".
Omicron chứa một số đột biến được tìm thấy trong các biến thể khác - bao gồm Delta và Alpha. Điều này có thể giúp nó lây lan nhanh, làm cho vắc xin kém hiệu quả hơn hoặc dẫn đến bệnh nặng hơn. Nhưng nó cũng mang một số đột biến không quen thuộc.
“Có một số đột biến thể mà chúng tôi không có bất kỳ thông tin nào. Vì vậy, những câu hỏi đầu tiên là: Đây là đột biến gì? Chúng ta có cần phải lo lắng về chúng hay không?", bà Jetelina cho biết.
Virus SARS-CoV-2 gây ra COVID-19 liên tục đột biến, nhưng giới khoa học cho rằng có nhiều lý do để lo ngại về Omicron hơn. Biến thể Omicron có thể lây nhiễm mạnh hơn Delta tới 500% - một chỉ số khủng khiếp nhất từ trước đến nay. Omicron chiếm ưu thế rất nhanh ở Nam Phi và những nơi nó xuất hiện. Chỉ trong vòng vài ngày hoặc vài tuần, thay vì tháng.
Các nhà khoa học vẫn đang chờ đợi các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm để xác định hiệu quả của kháng thể virus SARS-CoV-2 từ vắc xin hoặc từng nhiễm COVID-19 có thể chống lại Omicron hay không.
Theo Tulio de Oliveira, Giám đốc Trung tâm Đổi mới và Ứng phó Dịch tễ Nam Phi, vắc xin vẫn là công cụ hữu hiệu nhất đối phó với virus. Ông không nghĩ có khả năng vaccine trở nên vô hiệu hoàn toàn.