Theo nghiên cứu của nhóm chuyên gia tại Viện Y tế Toàn cầu Barcelona (ISGlobal), khí hậu không phải yếu tố thúc đẩy sự lây lan của COVID-19. SARS-CoV-2 có thể là bệnh lây nhiễm theo mùa, bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ và độ ẩm thấp tương tự cúm mùa đã xuất hiện từ lâu.Để tìm hiểu điều này, nhóm nghiên cứu đã phân tích mối liên hệ giữa nhiệt độ và độ ẩm trong giai đoạn đầu COVID-19 khi virus SARS-CoV-2 lây lan tới 162 quốc gia trên khắp 5 châu lục.Kết quả thu được cho thấy mối quan hệ tiêu cực giữa hệ số lây nhiễm (được ký hiệu là R hoặc R0) tốc độ truyền (R0) và nhiệt độ, độ ẩm ở quy mô toàn cầu. Nhiệt độ, độ ẩm càng thấp, tốc độ lây truyền của virus SARS-CoV-2 càng cao.Sau đó, nhóm nghiên cứu phân tích mối liên hệ giữa khí hậu và tiến trình COVID-19 phát triển theo thời gian để đánh giá liệu nó có giống nhau ở các khu vực địa lý hay không và họ nhận thấy nhiệt độ, độ ẩm thấp và sự gia tăng các ca mắc cũng có mối liên hệ mạnh mẽ với nhau.Có thể thấy, dịch bệnh dường như suy giảm khi nhiệt độ, độ ẩm tăng lên ở đợt dịch đầu tiên. Tới đợt thứ hai, nhiệt độ, độ ẩm giảm xuống, số ca mắc tỷ lệ nghịch – tăng vọt chóng mặt. Tuy nhiên, mô hình này đã bị phá vỡ khi các châu lục bước vào mùa hè.Theo nhà nghiên cứu Alejandro Fontal, Viện Y tế Toàn cầu Barcelona, tác giả chính của công trình, nguyên nhân có thể đến từ một số yếu tố như giới trẻ tụ tập đông đúc, du lịch, điều hòa không khí.Khi điều chỉnh mô hình để phân tích mối tương quan tại Nam bán cầu – nơi virus “ghé thăm” muộn hơn – nhóm nghiên cứu cũng nhận thấy xu hướng tương tự. Các tác động khí hậu tác động tới dịch bệnh rõ nét nhất trong điều kiện nhiệt độ từ 12 đến 18 độ C và độ ẩm từ 4 đến 12 g/m3.Vì vậy, các nhà khoa học đã kết luận rằng virus SARS-CoV-2 là bệnh lây truyền theo mùa như cúm. Do đó, tốc độ lây lan của nó phụ thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm.Nhóm nghiên cứu cũng cho rằng, virus SARS-CoV-2 lây trong không khí là yếu tố khiến đại dịch khó chấm dứt. Và nhiệm vụ cấp thiết của chúng ta đó là “làm sạch” không khí.Tuy nhiên, phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Âu – Á ngày 30/10, Phó Giám đốc Alexander Gorelov nói: “Không thể đoán thời hạn rõ ràng rằng chúng ta có thể đánh bại sự lây nhiễm này và nó sẽ trở thành bệnh theo mùa. Quá trình này là đa yếu tố”.Ông giải thích thêm rằng hiện chưa có phương pháp điều trị kháng virus nào trên thế giới có thể thay đổi quá trình lây nhiễm virus SARS-CoV-2. Mặc khác, khi đã có vắc xin, tỷ lệ tiêm chủng còn thấp. Và thực tế là virus không ngừng biến đổi.Trước đó, người đứng đầu Cơ quan giám sát, bảo vệ sức khoẻ, quyền lợi người tiêu dùng LB Nga (Rospotrebnadzor), bà Anna Popova cho biết virus SARS-CoV-2 sẽ trở thành một căn bệnh lây nhiễm theo mùa giống như cúm.Mời các bạn xem video: Kêu gọi WHO công nhận virus SARS-CoV-2 lây qua không khí. Nguồn: THĐT.
Theo nghiên cứu của nhóm chuyên gia tại Viện Y tế Toàn cầu Barcelona (ISGlobal), khí hậu không phải yếu tố thúc đẩy sự lây lan của COVID-19. SARS-CoV-2 có thể là bệnh lây nhiễm theo mùa, bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ và độ ẩm thấp tương tự cúm mùa đã xuất hiện từ lâu.
Để tìm hiểu điều này, nhóm nghiên cứu đã phân tích mối liên hệ giữa nhiệt độ và độ ẩm trong giai đoạn đầu COVID-19 khi virus SARS-CoV-2 lây lan tới 162 quốc gia trên khắp 5 châu lục.
Kết quả thu được cho thấy mối quan hệ tiêu cực giữa hệ số lây nhiễm (được ký hiệu là R hoặc R0) tốc độ truyền (R0) và nhiệt độ, độ ẩm ở quy mô toàn cầu. Nhiệt độ, độ ẩm càng thấp, tốc độ lây truyền của virus SARS-CoV-2 càng cao.
Sau đó, nhóm nghiên cứu phân tích mối liên hệ giữa khí hậu và tiến trình COVID-19 phát triển theo thời gian để đánh giá liệu nó có giống nhau ở các khu vực địa lý hay không và họ nhận thấy nhiệt độ, độ ẩm thấp và sự gia tăng các ca mắc cũng có mối liên hệ mạnh mẽ với nhau.
Có thể thấy, dịch bệnh dường như suy giảm khi nhiệt độ, độ ẩm tăng lên ở đợt dịch đầu tiên. Tới đợt thứ hai, nhiệt độ, độ ẩm giảm xuống, số ca mắc tỷ lệ nghịch – tăng vọt chóng mặt. Tuy nhiên, mô hình này đã bị phá vỡ khi các châu lục bước vào mùa hè.
Theo nhà nghiên cứu Alejandro Fontal, Viện Y tế Toàn cầu Barcelona, tác giả chính của công trình, nguyên nhân có thể đến từ một số yếu tố như giới trẻ tụ tập đông đúc, du lịch, điều hòa không khí.
Khi điều chỉnh mô hình để phân tích mối tương quan tại Nam bán cầu – nơi virus “ghé thăm” muộn hơn – nhóm nghiên cứu cũng nhận thấy xu hướng tương tự. Các tác động khí hậu tác động tới dịch bệnh rõ nét nhất trong điều kiện nhiệt độ từ 12 đến 18 độ C và độ ẩm từ 4 đến 12 g/m3.
Vì vậy, các nhà khoa học đã kết luận rằng virus SARS-CoV-2 là bệnh lây truyền theo mùa như cúm. Do đó, tốc độ lây lan của nó phụ thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm.
Nhóm nghiên cứu cũng cho rằng, virus SARS-CoV-2 lây trong không khí là yếu tố khiến đại dịch khó chấm dứt. Và nhiệm vụ cấp thiết của chúng ta đó là “làm sạch” không khí.
Tuy nhiên, phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Âu – Á ngày 30/10, Phó Giám đốc Alexander Gorelov nói: “Không thể đoán thời hạn rõ ràng rằng chúng ta có thể đánh bại sự lây nhiễm này và nó sẽ trở thành bệnh theo mùa. Quá trình này là đa yếu tố”.
Ông giải thích thêm rằng hiện chưa có phương pháp điều trị kháng virus nào trên thế giới có thể thay đổi quá trình lây nhiễm virus SARS-CoV-2. Mặc khác, khi đã có vắc xin, tỷ lệ tiêm chủng còn thấp. Và thực tế là virus không ngừng biến đổi.
Trước đó, người đứng đầu Cơ quan giám sát, bảo vệ sức khoẻ, quyền lợi người tiêu dùng LB Nga (Rospotrebnadzor), bà Anna Popova cho biết virus SARS-CoV-2 sẽ trở thành một căn bệnh lây nhiễm theo mùa giống như cúm.