|
Nghiên cứu chỉ ra loài gặm nhấm, dơi và linh trưởng là vật chủ của gần 75% các loại virus. Ảnh: Khắc Nguyễn / Getty Images |
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Proceedings of the Royal Society B của các nhà khoa học Đại học California, Viện Sức khỏe One của UC Davis cho thấy, nguyên nhân sâu xa của đại dịch hiện nay có khả năng là sự tiếp xúc của con người với động vật hoang dã.
Nghiên cứu cung cấp bằng chứng mới để đánh giá nguy cơ lây lan virus ở các loài động vật và nêu bật cách các quá trình tạo ra sự suy giảm quần thể động vật hoang dã cũng cho phép truyền virus từ động vật sang người.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, các động vật được thuần hóa như gia súc, cừu, chó và dê có số lượng virus lây sang người cao nhất, với số lượng virus cao gấp tám lần so với các loài động vật có vú hoang dã. Đây có thể là kết quả của sự tương tác thường xuyên của chúng ta với các loài này trong nhiều thế kỷ.
Động vật hoang dã thích nghi tốt với môi trường do con người thống trị cũng làm lây nhiều virus với con người hơn. Loài gặm nhấm, dơi và linh trưởng - thường sống giữa con người, gần nhà và trang trại - được coi là vật chủ của gần 75% loại virus. Dơi có liên quan đến các bệnh như SARS, Nipah, Marburg và Ebola.
Nghiên cứu cho thấy nguy cơ lây lan virus cao nhất là từ các động vật hoang dã bị đe dọa và có nguy cơ tuyệt chủng mà số cá thể đã giảm phần lớn do săn bắn, buôn bán động vật hoang dã và mất môi trường sống. Những loài này được dự đoán sẽ chứa gấp đôi số lượng virus. Các loài bị đe dọa và có nguy cơ tuyệt chủng cũng có nguy cơ nhiễm virus cho con người nhiều hơn do chúng được con người giám sát và theo dõi trực tiếp để giúp chúng bảo tồn, phục hồi số lượng các cá thể.
|
Tiểu thương bán thịt dơi tại một chợ ở Indonesia, tháng 2-2020. Dơi có liên quan đến các bệnh bao gồm SARS, Nipah, Marburg và Ebola. Ảnh: Shutterstock. |
Các mầm bệnh chuyển từ các loài động vật vào con người thông qua một quá trình được gọi là zoonotic. “Chúng tôi thấy rằng loài linh trưởng và dơi có khả năng chứa virus zoonotic cao hơn đáng kể so với các loài khác”, nghiên cứu cho biết.
Nhà dịch tễ học Christine Kreuder Johnson, tác giả chính của nghiên cứu cho biết, việc lây lan virus từ động vật là kết quả trực tiếp của các hành động của chúng ta liên quan đến động vật hoang dã và môi trường sống của chúng.
Những kết quả đó là bằng chứng cho thấy những ảnh hưởng của con người đối với động vật có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe của chính chúng ta.
Những hành động của con người đồng thời đe dọa sự tồn tại của các loài và làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh. Trong một sự hội tụ đáng tiếc của nhiều yếu tố, điều này mang đến đại dịch mà chúng ta đang gặp phải bây giờ, bà nói.
Chúng ta cần phải thực sự chú ý đến cách chúng ta tương tác với động vật hoang dã và các hoạt động đẩy con người và động vật hoang dã lại với nhau. Chúng ta rõ ràng không muốn xảy ra đại dịch. Chúng ta cần tìm cách cùng tồn tại an toàn với động vật hoang dã, vì chúng không đầy rẫy virus để lây bệnh cho chúng ta, cô Johnson khẳng định.
|
Một thị trường bán tê tê và thịt thú rừng ở Gabon, tháng 3-3020. Ảnh: Steeve Jordan / Getty Images. |
Nghiên cứu được tài trợ thông qua chương trình Dự đoán mối đe dọa đại dịch mới nổi của USAID. Kể từ năm 2009, chương trình đó đã thu thập được hơn 140.000 mẫu sinh học từ động vật để xác định 1.200 virus, trong đó bao gồm hơn 140 loại virus corona mới mà một ngày nào đó có thể gây ra mối đe dọa toàn cầu khác. Trong vài tháng tới, các nhà nghiên cứu sẽ tìm hiểu các mẫu thu thập được để xem liệu có phải virus corona chủng mới có thể đã nhảy từ động vật sang người thậm chí sớm hơn so với nghi ngờ vì nó thường không được chú ý trước khi dịch bệnh bùng phát.