Theo thông tin từ Ban quản trị các tuyến cáp quang biển quốc tế, vào ngày 4/9/2021, hệ thống cáp quang biển AAE-1 đã gặp sự cố trên nhánh S1H, gây ảnh hưởng đến quá trình kết nối Internet từ Việt Nam đi Singapore. Theo đánh giá của đại diện một nhà cung cấp dịch vụ Internet, sự cố đứt cáp quang biển gây ảnh hưởng khoảng 20% dung lượng kết nối Internet đi quốc tế của các nhà mạng.
Giờ cao điểm, một số khách hàng có thể gặp hiện tượng truy cập các trang web/ứng dụng quốc tế như Facebook, Youtube, Zoom, tiktok,... bị chậm, chập chờn. Đây là lần thứ haituyến cáp biển AAE-1 gặp sự cốtrong năm nay. Tuyến AAE-1 gặp sự cố lần đầu trong năm 2021 vào ngày 25/5 do đứt một phần sợi quang trên phân đoạn S1H.1 và đến ngày 12/7 sự cố này đã được khắc phục xong. Hiện nay, nhu cầu sử dụng Internet để học tập và làm việc trực tuyến trong mùa dịch đang tăng cao, sự cố này có thể ít nhiều gây ảnh hưởng cho khách hàng. Theo thông tin từ Ban quản trị các tuyến cáp quang biển quốc tế, hiện chưa xác định được nguyên nhân và kế hoạch sửa chữa cụ thể đối với tuyến cáp biển AAE-1.
|
Ảnh minh họa.
|
Cáp quang biển được hiểu đơn giản là hệ thống cáp quang đi qua tất cả các nước và châu lục ở trên thế giới bằng đường biển. Hiện nay trên thế giới có rất nhiều tuyến cáp quang khác nhau. Mỗi tuyến cáp lại có lộ trình đi riêng được đầu tư vô cùng quy mô bởi các tập đoàn thiết bị viễn thông lớn ở trên toàn châu lục.
Kể từ khi đi vào hoạt động, hệ thống cáp quang biển Việt Nam đã rất nhiều lần gặp phải sự cố. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng cáp quang biển bị đứt gãy và gặp sự cố. Cáp quang biển đứt do mỏ neo hoặc tàu thuyền vô tình móc kéo vào sợi cáp quang. Đây thường là những nguyên nhân chính dẫn đến đứt cáp quang biển.
Tiếp đến là những nguyên nhân như thiên tai, động đất, sóng thần. Do trộm cắp hoặc có thể do cá mập cắn…Tuyến cáp quang AAE-1 (Asia Africa Europe-1) được Viettel đưa vào sử dụng vào tháng 7 năm 2017. Đây là tuyến cáp quang đầu tiên kết nối tất cả khu vực Châu Á, Trung Đông, Châu Phi và Châu Âu. Tuyến cáp quang biển AAE-1 có dung lượng: 2,5 Tbps với chiều dài 23.000km. Tuyến cáp này kết nối: Hong Kong, Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Singapore, Myanmar, Pakistan, Malaysia, Ấn Độ, Oman, UAE, Yemen, Arab Saudi, Qatar, Djibouti, Ai Cập, Hy Lạp, Ý và Pháp.