Các nhà khoa học từ Đại học Oxford (Anh) vừa phát hiện ra tổ tiên chung của virus SARS-CoV-1 và SARS-CoV-2, tác nhân gây dịch COVID-19 đã tồn tại cách đây 21.000 năm.Như vậy, virus SARS-CoV-1 và 2 "già" hơn gấp 30 lần so với các đánh giá trước đây. Virus có khả năng phát triển nhanh chóng, nhưng việc phải thích nghi với các vật chủ thường làm suy giảm khả năng lây nhiễm của nó.Điều này dẫn tới sự chậm lại rõ ràng trong tốc độ tiến hóa của virus theo thời gian. Nghiên cứu mới tính đến sụt giảm tốc độ của virus đã ghi nhận qua quan sát, tạo điều kiện để các nhà khoa học theo dõi quá trình tiến hóa của virus cho tới tận dạng "thuỷ tổ" của chúng."Chúng tôi đã phát triển một phương pháp mới có thể khôi phục tuổi của virus trong khoảng thời gian dài hơn và điều chỉnh cho một loại "thuyết tương đối tiến hóa", trong đó tốc độ tiến hóa phụ thuộc vào khoảng thời gian đo lường", Mahan Ghafari, nhà nghiên cứu tới từ Đại học Oxford cho biết.Ông Ghafari nói thêm rằng các phân tích trên dữ liệu bộ gen người cho thấy loài người từng nhiễm một loại virus SARS-CoV-1 và 2 cổ đại cách đây 21.000 năm.Mặc dù các mô hình tiến hóa hiện có thường không cho phép xác định được sự khác biệt của các loài virus trong khoảng thời gian từ vài trăm đến vài nghìn năm.Tuy nhiên một mô hình tiến hóa mới giúp chúng ta có thể đánh giá một cách đáng tin cậy thời gian xuất hiện của các loài virus mới trên thang thời gian, tương đương với sự phát triển tiến hóa của các loài động vật và thực vật trên địa cầu.Hiện nay, các nhà khoa học không chỉ có thể dựng lại lịch sử tiến hóa của virus liên quan đến SARS-CoV-2, mà còn với nhiều loại RNA và DNA của virus trong quá khứ xa xưa.Chẳng hạn, các mô hình dự đoán về virus gây bệnh viêm gan C trùng hợp với ý kiến cho rằng nó đã phát tán trong quần thể loài người suốt gần nửa triệu năm.Như vậy, virus viêm gan C có thể đã lây lan tung hoành khắp thế giới do quá trình di cư của loài người từ châu Phi sang các vùng khác khoảng 150 nghìn năm trước.Trước đó, David Enard, trợ lý giáo sư sinh thái học và tiến hóa ở Đại học Arizona, Mỹ và cộng sự phát hiện con người đã đương đầu với virus Corona nguy hiểm từ thời cổ đại.Theo Enard, virus thực sự là một trong những tác nhân chính của chọn lọc tự nhiên trong hệ gene của con người. Đó là vì các gene làm tăng cơ hội sống sót trước mầm bệnh của con người nhiều khả năng đã truyền sang thế hệ sau.Mời các bạn xem video: Thông điệp 5K phòng chống dịch Covid-19 trong tình hình mới. Nguồn: THTPCT.
Các nhà khoa học từ Đại học Oxford (Anh) vừa phát hiện ra tổ tiên chung của virus SARS-CoV-1 và SARS-CoV-2, tác nhân gây dịch COVID-19 đã tồn tại cách đây 21.000 năm.
Như vậy, virus SARS-CoV-1 và 2 "già" hơn gấp 30 lần so với các đánh giá trước đây. Virus có khả năng phát triển nhanh chóng, nhưng việc phải thích nghi với các vật chủ thường làm suy giảm khả năng lây nhiễm của nó.
Điều này dẫn tới sự chậm lại rõ ràng trong tốc độ tiến hóa của virus theo thời gian. Nghiên cứu mới tính đến sụt giảm tốc độ của virus đã ghi nhận qua quan sát, tạo điều kiện để các nhà khoa học theo dõi quá trình tiến hóa của virus cho tới tận dạng "thuỷ tổ" của chúng.
"Chúng tôi đã phát triển một phương pháp mới có thể khôi phục tuổi của virus trong khoảng thời gian dài hơn và điều chỉnh cho một loại "thuyết tương đối tiến hóa", trong đó tốc độ tiến hóa phụ thuộc vào khoảng thời gian đo lường", Mahan Ghafari, nhà nghiên cứu tới từ Đại học Oxford cho biết.
Ông Ghafari nói thêm rằng các phân tích trên dữ liệu bộ gen người cho thấy loài người từng nhiễm một loại virus SARS-CoV-1 và 2 cổ đại cách đây 21.000 năm.
Mặc dù các mô hình tiến hóa hiện có thường không cho phép xác định được sự khác biệt của các loài virus trong khoảng thời gian từ vài trăm đến vài nghìn năm.
Tuy nhiên một mô hình tiến hóa mới giúp chúng ta có thể đánh giá một cách đáng tin cậy thời gian xuất hiện của các loài virus mới trên thang thời gian, tương đương với sự phát triển tiến hóa của các loài động vật và thực vật trên địa cầu.
Hiện nay, các nhà khoa học không chỉ có thể dựng lại lịch sử tiến hóa của virus liên quan đến SARS-CoV-2, mà còn với nhiều loại RNA và DNA của virus trong quá khứ xa xưa.
Chẳng hạn, các mô hình dự đoán về virus gây bệnh viêm gan C trùng hợp với ý kiến cho rằng nó đã phát tán trong quần thể loài người suốt gần nửa triệu năm.
Như vậy, virus viêm gan C có thể đã lây lan tung hoành khắp thế giới do quá trình di cư của loài người từ châu Phi sang các vùng khác khoảng 150 nghìn năm trước.
Trước đó, David Enard, trợ lý giáo sư sinh thái học và tiến hóa ở Đại học Arizona, Mỹ và cộng sự phát hiện con người đã đương đầu với virus Corona nguy hiểm từ thời cổ đại.
Theo Enard, virus thực sự là một trong những tác nhân chính của chọn lọc tự nhiên trong hệ gene của con người. Đó là vì các gene làm tăng cơ hội sống sót trước mầm bệnh của con người nhiều khả năng đã truyền sang thế hệ sau.