Thông qua việc sử dụng thiết bị lặn điều khiển từ xa do Trung tâm Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ Hadal (thuộc Đại học Hải dương Thượng Hải) tự phát triển, các nhà khoa học Trung Quốc đã thu được nhiều mẫu trầm tích từ vùng Hadal.Vùng Hadal còn được gọi là vùng biển khơi tăm tối, bao gồm những rãnh sâu nhất của đại dương cách bề mặt nước biển từ 6.000 đến 11.000 m, trong đó có cả rãnh Mariana.Kết quả phân tích mẫu thu được cho thấy, vùng biển khơi tăm tối này đang tích tụ thuỷ ngân với tốc độ cao đáng kể, lớn hơn so với mức trung bình của biển sâu trên toàn cầu.Hầu hết lượng thủy ngân có nguồn gốc từ bề mặt đại dương. Bên cạnh đó nồng độ thuỷ ngân ở trong các vùng lõi của rãnh sâu hiện có xu hướng tăng nhanh từ trước năm 1900 đến sau năm 1950.Một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng đáng báo động trên là do phát thải thuỷ ngân từ các nguồn do con người tạo ra đổ ra biển.Vùng Hadal là một bể chứa thuỷ ngân lớn trên đại dương và có thể đóng một vai trò quan trọng trong quá trình điều chỉnh chu trình sinh hoá toàn cầu của thuỷ ngân.Thủy ngân có thể bị tràn ra môi trường từ các nguồn tự nhiên như núi lửa phun trào. Tuy nhiên, đa phần chúng tràn xuống đại dương do các hoạt động của con người như đốt than, khai thác dầu mỏ hoặc khai thác và sản xuất kim loại.Thủy ngân là một chất độc thần kinh cực mạnh có thể tích tụ và gây hại đối với một số loài sinh vật biển. Hoạt động của con người đã khiến lượng chất độc này tăng gấp ba lần trong khí quyển hoặc lắng đọng trên bề mặt Trái Đất và đại dương mỗi năm.Một số nghiên cứu trước đây cho thấy thủy ngân trong cơ thể một số loài động vật mà các nhà khoa học lấy mẫu, các dấu hiệu hóa học đặc trưng cho thấy nó có nguồn gốc chủ yếu trong khí quyển và rơi xuống đại dương thông qua những trận mưa.Các phân tích của nhóm nghiên cứu cho thấy thông qua các cơn mưa, thủy ngân lắng đọng vào phần bề mặt của đại dương. Phần lớn chất độc này tích tụ trong các loài cá và động vật có vú sống ở biển.Sau khi chúng chết, xác chìm xuống đáy đại dương, trở thành thức ăn cho các loài cá và động vật giáp xác sống ở các rãnh đại dương.Trên thực tế, con người ăn nhiều cá chứa hàm lượng thủy ngân cao có thể dẫn đến tổn thương hệ thần kinh, nguy cơ các bệnh tim mạch và các ảnh hưởng sức khỏe khác.Mời các bạn xem video: Bãi biển bỏng ngô chỉ có ở Tây Ban Nha. Nguồn: VTV
Thông qua việc sử dụng thiết bị lặn điều khiển từ xa do Trung tâm Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ Hadal (thuộc Đại học Hải dương Thượng Hải) tự phát triển, các nhà khoa học Trung Quốc đã thu được nhiều mẫu trầm tích từ vùng Hadal.
Vùng Hadal còn được gọi là vùng biển khơi tăm tối, bao gồm những rãnh sâu nhất của đại dương cách bề mặt nước biển từ 6.000 đến 11.000 m, trong đó có cả rãnh Mariana.
Kết quả phân tích mẫu thu được cho thấy, vùng biển khơi tăm tối này đang tích tụ thuỷ ngân với tốc độ cao đáng kể, lớn hơn so với mức trung bình của biển sâu trên toàn cầu.
Hầu hết lượng thủy ngân có nguồn gốc từ bề mặt đại dương. Bên cạnh đó nồng độ thuỷ ngân ở trong các vùng lõi của rãnh sâu hiện có xu hướng tăng nhanh từ trước năm 1900 đến sau năm 1950.
Một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng đáng báo động trên là do phát thải thuỷ ngân từ các nguồn do con người tạo ra đổ ra biển.
Vùng Hadal là một bể chứa thuỷ ngân lớn trên đại dương và có thể đóng một vai trò quan trọng trong quá trình điều chỉnh chu trình sinh hoá toàn cầu của thuỷ ngân.
Thủy ngân có thể bị tràn ra môi trường từ các nguồn tự nhiên như núi lửa phun trào. Tuy nhiên, đa phần chúng tràn xuống đại dương do các hoạt động của con người như đốt than, khai thác dầu mỏ hoặc khai thác và sản xuất kim loại.
Thủy ngân là một chất độc thần kinh cực mạnh có thể tích tụ và gây hại đối với một số loài sinh vật biển. Hoạt động của con người đã khiến lượng chất độc này tăng gấp ba lần trong khí quyển hoặc lắng đọng trên bề mặt Trái Đất và đại dương mỗi năm.
Một số nghiên cứu trước đây cho thấy thủy ngân trong cơ thể một số loài động vật mà các nhà khoa học lấy mẫu, các dấu hiệu hóa học đặc trưng cho thấy nó có nguồn gốc chủ yếu trong khí quyển và rơi xuống đại dương thông qua những trận mưa.
Các phân tích của nhóm nghiên cứu cho thấy thông qua các cơn mưa, thủy ngân lắng đọng vào phần bề mặt của đại dương. Phần lớn chất độc này tích tụ trong các loài cá và động vật có vú sống ở biển.
Sau khi chúng chết, xác chìm xuống đáy đại dương, trở thành thức ăn cho các loài cá và động vật giáp xác sống ở các rãnh đại dương.
Trên thực tế, con người ăn nhiều cá chứa hàm lượng thủy ngân cao có thể dẫn đến tổn thương hệ thần kinh, nguy cơ các bệnh tim mạch và các ảnh hưởng sức khỏe khác.