|
Mô hình 3D bộ não hình nhẫn được đánh dấu bằng màu vàng trong phôi thai (bên trái) và trong hình ảnh chi tiết của riêng nó (bên phải)
|
Hóa thạch khoảng 500 triệu năm tuổi là một ví dụ về loài sinh vật biển Markuelia hunanensis, một họ hàng cổ đại của giun dương vật (priapulids) và rồng bùn (Kinorhyncha).
Trước đây, các báo cáo về việc các nhà khoa học tìm thấy mô não hóa thạch đã gây tranh cãi vì người ta từng cho rằng mô thần kinh không thể hóa thạch.
Phôi đặc biệt này được thu thập từ một mỏ hóa thạch có tên là Wangcun Lagerstätte ở phía tây Hồ Nam, Trung Quốc. Ở đó, hóa thạch cực nhỏ được bao bọc trong một phiến đá vôi lớn.
Sau khi được giải phóng khỏi đá vôi, các phôi được chuyển đến Viện Paul Scherrer ở Villigen, Thụy Sĩ, nơi chứa một máy gia tốc hạt có đường kính khoảng 400 m.
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng tia X công suất cao do máy gia tốc tạo ra để chụp nhanh các phôi M. hunanensis nhỏ bé của mẫu vật.
Donoghue - nhà khoa học chia sẻ: “Mẫu vật quay 180 độ trong chùm tia và cần tới 1.501 tia X khi nó đi qua. Sau đó, những tia X riêng lẻ này có thể được lắp ráp thành một mô hình 3D chi tiết, cho phép nhóm nghiên cứu xem xét bên trong mỗi phôi mà không cần phải đập nó ra.”
So với những gì nhóm nghiên cứu thường quan sát thấy, phôi thai có dấu vết của mô thần kinh. Phôi thai mang cấu trúc rõ ràng, có tổ chức trong đầu, mà nhóm nghiên cứu giải thích là bộ não hình nhẫn của con vật. Hơn nữa, hóa thạch mang một cấu trúc đặc biệt khác ở đuôi, mà nhóm nghiên cứu coi đó là tàn tích của cơ bắp.
Dựa trên mối quan hệ đã biết của M. hunanensis với các động vật như giun dương vật và rồng bùn, các nhà khoa học có thể kỳ vọng não của nó có dạng hình nhẫn, vì vậy cách giải thích của các tác giả về hóa thạch là có lý.
Phát hiện mới hé lộ những thông tin về quá trình bảo quản não và mô thần kinh dưới dạng 3D. Các nhà khoa học hy vọng phát hiện mới sẽ mở đường cho việc phát triển hồ sơ hóa thạch trong tương lai và giúp họ hiểu thêm về sự tiến hóa của động vật.