Vật thể rơi xuống làng Mahadeva, bang Bihar này nặng gần 13kg và được phát hiện là có từ tính – văn phòng của Thủ hiến bang cho biết trong một tuyên bố.
Các hình ảnh cho thấy dân làng đứng quanh một hố bùn lún được cho là do vật thể rơi xuống gây ra.
|
Dân làng Mahadeva xôn xao vì tảng đá được cho là thiên thạch. |
Tảng đá hiện tại đang được trưng bày ở Bảo tàng Bihar, nhưng sẽ được vận chuyển sang Trung tâm Khoa học Srikrishna ở Bihar để phân tích và xác nhận xem đây có thật sự là một tảng thiên thạch hay không – Thủ hiến bang Bihar Nitish Kumar cho biết.
|
Tảng đá đang được trưng bình tại Bảo tàng Bihar. |
Dù có thể trông giống đá bình thường, thiên thạch thường nặng hơn và có bề mặt bên ngoài bị cháy, có thể khiến chúng trông sáng bóng. Ngoài ra, chúng còn có ruột mang từ tính.
Mời quý vị xem video: Chuyện gì xảy ra khi thiên thạch va chạm trái đất?
“Thiên thạch thu hút rất nhiều sự chú ý từ các nhà khoa học, vì nghiên cứu chúng giúp chúng ta hiểu về sự hình thành và tiến hóa của hệ mặt trời”, ông Steven Ehlert ở Văn phòng Thiên thạch của NASA cho biết.
Theo NASA, thiên thạch gần như chính xác là “đá vũ trụ”. Chúng là mảnh vụn từ sao chổi hoặc các tiểu hành tinh xoay quanh mặt trời. Chúng trở thành sao băng khi xâm nhập vào khí quyển Trái đất và bùng cháy. Thiên thạch có thể bay qua bầu khí quyển và đáp xuống bề mặt Trái đất.
Hôm 24/7, một quả cầu lửa sáng ngang ngửa mặt trăng đã làm bừng sáng bầu trời ở phía nam bang Ontario và Quebec, Canada. Các chuyên gia cho rằng, các mảnh thiên thạch từ quả cầu lửa (một loại sao băng sáng hơn bình thường) này nhiều khả năng sẽ đáp được xuống đất.