Các thành viên của nhóm bao gồm Xinyu Dai, phó giáo sư tại Khoa Vật lý và Thiên văn học Homer L. Dodge, Đại học Khoa học và Nghệ thuật OU nhận định: "Việc phát hiện các vật thể có khối lượng hành tinh, hoặc là các hành tinh nổi tự do hoặc các lỗ đen nguyên thủy, là vô cùng quý giá để mô hình hóa sự hình thành sao / hành tinh hoặc lịch sử phát triển của vũ trụ sơ khai".
Nhóm nghiên cứu xác định một kỹ thuật mới, sử dụng phương pháp thăm dò quang phổ vi phân quasar để thăm dò quần thể hành tinh trong các hệ thống ngoài vũ trụ xa xôi.
|
Nguồn ảnh: NASA. |
Kết quả rất có ý nghĩa khi họ xác nhận rằng, các vật thể có khối lượng hành tinh thực sự là phổ biến trong các thiên hà.
"Chúng tôi rất vui mừng về các phát hiện trong hai hệ thống vật thể có khối lượng hành tinh," Bhatiani nói.
Hai hệ thống là Q J0158-4325 và SDSS J1004 + 4112, được xác định có tuổi bằng một nửa số tuổi chung của vũ trụ.
Phân tích của nhóm xác nhận sự tồn tại của các vật thể có khối lượng hành tinh này, hệ thống này có kích thước sao Mộc, nặng ngang tầm khối lượng Mặt trăng và ở rất xa vũ trụ.
Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực