Báo động 97% chim biển ở Nam Cực ăn phải vi nhựa

Google News

Người ta đã tìm thấy vi nhựa trong tuyết Nam Cực và biển sâu Bắc Cực. Tác động ô nhiễm do con người gây ra khiến 97% chim biển ở Nam Cực ăn phải vi nhựa.

Giờ đây, một đánh giá có hệ thống đã làm rõ hậu quả của loại ô nhiễm này đối với các đàn chim biển sinh sống trong khu vực.
Sau khi tìm kiếm trong cơ sở dữ liệu nghiên cứu các tổ hợp thuật ngữ: vi nhựa, nhựa nano, chim biển, Nam Cực và Bắc Cực, nhóm tác giả từ Đại học Roma Tre và Trung tâm Tương lai Đa dạng Sinh học Quốc gia Ý đã xác định được 14 bài báo liên quan trong khoảng thời gian từ năm 1983 đến năm 2023.Theo định nghĩa, hạt vi nhựa là những hạt có kích thước <5mm.
Tổng quan, những bài báo này nghiên cứu tác động của vi nhựa đối với bốn loài chim biển ở Bắc Cực và chín loài ở Nam Cực, bao gồm chim hải âu cằm trắng, mòng biển xanh xám và bốn loài chim cánh cụt khác nhau.
Những nghiên cứu trên đã thu thập 1.130 mẫu từ các loài chim này. Trong đó, loại mẫu được nghiên cứu nhiều nhất là những mẩu thức ăn chưa tiêu hóa hết mà đôi khi chim sẽ nôn ra. Các mẫu phổ biến khác là thứ có trong dạ dày của những con chim đã chết và chất bài tiết của chúng (phân). Trong một số trường hợp, các nhà nghiên cứu cũng xem xét thức ăn được chim anca hay những loài tương tự giấu trong các túi nhỏ nằm dưới mỏ.
Trong 14 nghiên cứu, các nhà khoa học đã thu được tổng cộng 3.523 hạt vi nhựa, trung bình mỗi mẫu chứa khoảng 3 hạt vi nhựa. Tuy nhiên, con số hạt vi nhựa thực tế trong mỗi mẫu có sự biến thiên rất lớn, có mẫu lên tới 36 hạt. Ở Bắc Cực, họ phát hiện trung vị là 31,5 hạt vi nhựa/mẫu, với trung bình là 7,2 hạt/ mẫu. Ở Nam Cực, trung vị là 35 hạt/mẫu và trung bình là 1,1 hạt/ mẫu.
Cụ thể, ở Nam Cực có 756 cá thể chim được kiểm tra, xem xét 699 mẩu thức ăn chưa tiêu hóa hết và 57 chất trong dạ dày. Trong 756 mẫu này, 97% có ít nhất một mẩu vi nhựa; 60% chất trong dạ dày có vi nhựa và 100% mẫu thức ăn chưa tiêu hóa hết có vi nhựa.
Bao dong 97% chim bien o Nam Cuc an phai vi nhua
Ảnh minh họa: Dan Kb
Ngoài việc đếm số lượng hạt vi nhựa trong mỗi mẫu, các nghiên cứu còn ghi lại hình dạng và loại của từng hạt.
Phổ biến nhất là các mảnh nhựa, chiếm tới 79% các mẫu vi nhựa được ghi nhận. Còn lại 21% là các mẩu sợi. Đáng chú ý là hầu hết những mảnh này được tìm thấy trong dạ dày của chim, còn các sợi chủ yếu nằm ở trên hoặc hoặc các mẩu thức ăn bị nôn ra.
Nhựa gốc xenlulo là loại nhựa phổ biến nhất quan sát được. Đây là nhựa sinh học được sản xuất bằng xenlulo hoặc các dẫn xuất của xenlulo, nguyên liệu thô cơ bản là gỗ mềm. Sau đó là tấm nhựa (vật liệu nhựa dày hơn 0,25mm), sợi nhựa, xốp, màng nhựa (mỏng hơn 0,25mm) và hạt nhựa. Phân tích sâu hơn đã xác định 14 loại polymer nhựa có thể nhận dạng được trong những mẫu này, bao gồm polystyrene, polypropylen, polyetylen terephthalate (PET), polyamit, polyetylen và polyester.
Trong những năm gần đây, cộng đồng khoa học ngày càng quan tâm tới vấn đề ô nhiễm vi nhựa. Chính vì thế, các nhà khoa học đằng sau đánh giá mới này nhận định rằng việc tiếp tục giám sát các loài chim biển có thể mang lại dữ liệu giá trị. Ngoài ra, họ cho rằng việc đưa ra các quy trình tiêu chuẩn hóa để đánh giá mức độ tiếp xúc với nhựa ở chim biển cũng có thể giúp cải thiện việc bảo vệ.
Bài báo được đăng trên tạp chí Frontiers in Marine Science.
Theo Phương Thảo/khoahocphattrien

>> xem thêm

Bình luận(0)