Nhóm nghiên cứu từ Pilprint đã dành nhiều tháng theo dõi tại khu bảo tồn gần quận Laikipia, Kenya, và cuối cùng phát hiện ra chú báo đen nhờ các thiết bị quan sát từ xa vào năm 2019. Đây là cá thể báo đen đầu tiên được ghi lại ở châu Phi sau bức ảnh cuối cùng từ năm 1909. (Ảnh: Znews)Báo đen này có bộ lông đen tuyền do hiện tượng đột biến gen melanism, khiến cơ thể sản sinh quá mức sắc tố đen. Dưới ánh sáng hồng ngoại, các đốm hoa trên lông vẫn có thể được nhìn thấy rõ. Sự xuất hiện của báo đen này chứng minh rằng loài vật quý hiếm này vẫn tồn tại ở châu Phi, điều mà trước đây nhiều nhà khoa học từng cho là không tưởng.(Ảnh: Wikipedia)Với màu lông đặc biệt, báo đen nhìn như "tàng hình" trong bóng đêm. Những hình ảnh này không chỉ là một cột mốc quan trọng trong nghiên cứu động vật hoang dã mà còn làm sống lại niềm hy vọng về sự hồi sinh của những loài vật quý hiếm sau nhiều năm biến mất.(Ảnh: Shutterstock)Báo đen (hắc báo) hay còn gọi là beo là một dạng biến dị di truyền xảy ra đối với một vài loài mèo lớn. Các cá thể này có màu đen do mang đột biến gen liên quan đến quá trình chuyển hóa melanin. (Ảnh: iStock)Biến dị này sẽ có thể đem lại một vài ưu thế chọn lọc cho các cá thể sinh sống trong những khu vực có mật độ rừng dày dặc, mức chiếu sáng rất thấp. (Ảnh: Dân Việt)Đây không phải là một loài riêng vì không có sự cách ly giao phối với các nhóm khác.(Ảnh: Pixabay)Trong một lứa của cặp báo bố mẹ bình thường có thể sinh ra các cá thể mang và không mang đột biến. (Ảnh: Người Lao Động)Biến dị này phổ biến ở báo đốm (Panthera onca) và báo hoa mai (Panthera pardus).(Ảnh: iNaturalist)Mời quý độc giả xem thêm video: Voọc quần đùi trắng quý hiếm sẽ được bảo tồn tại Hà Nội.
Nhóm nghiên cứu từ Pilprint đã dành nhiều tháng theo dõi tại khu bảo tồn gần quận Laikipia, Kenya, và cuối cùng phát hiện ra chú báo đen nhờ các thiết bị quan sát từ xa vào năm 2019. Đây là cá thể báo đen đầu tiên được ghi lại ở châu Phi sau bức ảnh cuối cùng từ năm 1909. (Ảnh: Znews)
Báo đen này có bộ lông đen tuyền do hiện tượng đột biến gen melanism, khiến cơ thể sản sinh quá mức sắc tố đen. Dưới ánh sáng hồng ngoại, các đốm hoa trên lông vẫn có thể được nhìn thấy rõ. Sự xuất hiện của báo đen này chứng minh rằng loài vật quý hiếm này vẫn tồn tại ở châu Phi, điều mà trước đây nhiều nhà khoa học từng cho là không tưởng.(Ảnh: Wikipedia)
Với màu lông đặc biệt, báo đen nhìn như "tàng hình" trong bóng đêm. Những hình ảnh này không chỉ là một cột mốc quan trọng trong nghiên cứu động vật hoang dã mà còn làm sống lại niềm hy vọng về sự hồi sinh của những loài vật quý hiếm sau nhiều năm biến mất.(Ảnh: Shutterstock)
Báo đen (hắc báo) hay còn gọi là beo là một dạng biến dị di truyền xảy ra đối với một vài loài mèo lớn. Các cá thể này có màu đen do mang đột biến gen liên quan đến quá trình chuyển hóa melanin. (Ảnh: iStock)
Biến dị này sẽ có thể đem lại một vài ưu thế chọn lọc cho các cá thể sinh sống trong những khu vực có mật độ rừng dày dặc, mức chiếu sáng rất thấp. (Ảnh: Dân Việt)
Đây không phải là một loài riêng vì không có sự cách ly giao phối với các nhóm khác.(Ảnh: Pixabay)
Trong một lứa của cặp báo bố mẹ bình thường có thể sinh ra các cá thể mang và không mang đột biến. (Ảnh: Người Lao Động)
Biến dị này phổ biến ở báo đốm (Panthera onca) và báo hoa mai (Panthera pardus).(Ảnh: iNaturalist)
Mời quý độc giả xem thêm video: Voọc quần đùi trắng quý hiếm sẽ được bảo tồn tại Hà Nội.