Xét về khối lượng, loài động vật có vú lớn nhất Trái đất là cá voi xanh (Balaenoptera musculus) - nặng khoảng 136 tấn và dài tới hơn 30 mét.Tuy nhiên, điều kiện sống ở đại dương có nhiều sự khác biệt với trên cạn. Ngày nay, loài động vật nắm giữ danh hiệu lớn nhất trên cạn là con voi, thế nhưng nếu quay lại về thời tiền sử, vẫn có loài vật lớn hơn voi rất nhiều, đó là những loài khủng long thuộc kỷ nguyên Mesozoi (khoảng 252 triệu đến 66 triệu năm trước).
Cùng điểm danh 8 loài khủng long lớn nhất trên Trái đất từng tồn tại ở thời Tiền sử:
Dreadnoughtus
Ảnh: Britannica
Dreadnoughtus được cho là loài khủng long lớn nhất Trái đất với tổngchiều dài khoảng 26 mét (tương đương 85 feet) và khối lượng ước tính lên đến 59 tấn.Dreadnoughtus được tìm thấy từ các mỏ đá ở miền nam Patagonia, Argentina, có niên đại khoảng 77 triệu năm trước.Chúng có kích thước cơ thể bằng một ngôi nhà, trọng lượng bằng cả đàn voi, cùng chiếc đuôi dài được sử dụng như vũ khí. Chúng ăn một khối lượng rất lớn các loài thực vật.
Patagotitan mayorum, the Titanosaur
Mặc dù không tìm thấy bộ xương hoàn chỉnh nào của Argentinosaurus, ước tính chiều dài của loài khủng long này (dựa trên dự đoán kích thước phần còn lại của cơ thể sử dụng hóa thạch hiện có) dao động từ 37 đến 40 mét (khoảng 121 đến 131 feet), người ta cho rằng nó có thể nặng từ 90 đến 100 tấn. Theo những thước đo này, Argentinosaurus là loài khủng long lớn nhất cũng như loài động vật trên cạn lớn nhất từng được biết đến.
Patagotitan mayorum có thể là loài động vật trên cạn lớn nhất mọi thời đại, dựa trên ước tính kích thước xương hoá thạch được tìm thấy của chúng. Các nhà khảo cổ từng tìm thấy xương đùi của chúng dài tớidài 2,4 mét (8 feet).Nó được cho là nặng khoảng 70 tấn và dài 37,2 mét (122 feet). Tuy nhiên một số nhà nghiên cứu tin rằng đây là những phỏng đoán quá cao so với thực tế. Loài này sống cách đây 100 triệu đến 95 triệu năm.
Argentinosaurus
Argentinosaurus được khoa học biết đến từ năm 1993. Bằng chứng về nó ban đầu được phát hiện vào năm 1987, khi một hóa thạch có kích thước bằng một người trưởng thành được khai quật tại một trang trại ở Argentina. Người chủ trang trại cho rằng mẫu vật hóa thạch là một khối lớn gỗ hóa đá và phải đến năm 1993, nó mới được phân loại lại thành một đốt sống duy nhất thuộc về một loài khủng long mới.
Saltasaurus
Khủng long Saltasaurus từ kỷ Phấn trắng, thuộc loài Titanosaurs. Ảnh: mark Turner/Dreamstime.com
Saltasaurus được đặt tên theo thành phố Salta ở miền bắc Argentina, nơi nó được phát hiện. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1980 và được coi là nhỏ so với các loài Titanosaur khác, chỉ dài 12,2 đến 12,8 mét (khoảng 40 đến 42 feet) và nặng dưới 7 tấn.
Trong khi một số loài khủng long khác dựa vào kích thước tuyệt đối của chúng để ngăn cản những kẻ săn mồi tấn công chúng, thì một phân tích về bộ sưu tập bộ xương hóa thạch chưa hoàn chỉnh của Saltasaurus cho thấy loài này sử dụng một chiến lược phòng thủ khác. Cơ thể của loài titanosaur được bao phủ bởi các vảy xương, hoặc các tấm bọc thép bằng xương, khiến răng của kẻ săn mồi khó xuyên qua da thịt nó hơn.
Rapetosauruskrausei
Hộp sọ của Rapetosaurus krausei tạiBảo tàng Ontario, Toronto, Ontario, Canada. Ảnh: D. Gordon E. Robertson
Một con Rapetosaurus krausei chưa trưởng thành được các nhà nghiên cứu phát hiện khi khai quật một sườn đồi ở phía bắc Madagascar vào năm 1998. Cuộc khai quật đã tiết lộ một trong những bộ xương khủng long hoàn chỉnh nhất được phát hiện cho đến nay. Ngoài ra, một hộp sọ của con vị thành niên và một hộp sọ của con trưởng thành cũng được tìm thấy tại địa điểm này. Mặc dù bộ xương con non chỉ dài 8 mét (khoảng 26 feet) và không có bộ xương trưởng thành, các nhà cổ sinh vật học ước tính rằng khi trưởng thành loài này có thể lớn tới 15 mét.
Austroposeidon magnificus
Năm 1953, một phần cột sống và xương sườn khủng long đã được khai quật từ hệ tầng Presidente Prudente ở ngoại ô Sao Paulo. Những hóa thạch này nằm trong bảo tàng hơn 60 năm trước khi các nhà nghiên cứu Brazil có đủ nhân lực và nguồn lực để nghiên cứu chúng và tuyên bố chúng thuộc về một loài khủng long hoàn toàn mới, loài lớn nhất trong số 9 loài được biết đến ở Brazil vào năm 2016. Trong số những hóa thạch này được khảo cổ, Austroposeidon magnificus trưởng thành hoàn toàn dài tới 25 mét (82 feet). Độ tuổi của các lớp sa thạch và đá bùn chứa hóa thạch cho thấy Austroposeidon magnificus sống cách đây khoảng 84 triệu đến 66 triệu năm.
Paralititan stromeri
Paralititan stromeri là loài thằn lằn khổng lồ đến từ Albian-Cenomanian của Ai Cập. Ảnh: Dmitry Bogdanov
Paralititan stromeri được mô tả lần đầu tiên vào năm 2001 sau khi các cuộc khai quật trước đó tại một địa điểm cách Cairo, Ai Cập khoảng 300 km (khoảng 186 dặm) về phía tây nam, cho thấy xương đùi của chúng dài 1,69 mét. Việc phát hiện ra một xương đùi lớn như vậy cho phép nhiều nhà khảo cổ sinh vật học khẳng định rằng Paralititan có kích thước ngang ngửa với Argentinosaurus. Các ước tính về chiều dài và trọng lượng của khủng long khác nhau: chiều dài ước tính dao động từ 25 đến 30,5 mét (82 đến 100 feet) và trọng lượng ước tính dao động từ 60 đến 75 tấn. Paralititan đã khai phá các đầm lầy ngập mặn vào giữa kỷ Phấn trắng khoảng 94 triệu năm trước.
Shingopana songwensis
Ảnh: internet
Shingopana songwensis, được phát hiện lần đầu tiên vào tháng 8 năm 2017. Bộ sưu tập hóa thạch của chúng được tạo thành từ đốt sống, xương sườn, xương từ một trong các chi trước, cùng một mảnh xương hàm dưới và xương mu được tìm thấy vào năm 2002 tại Hệ tầng Galula của Thung lũng Great Rift ở Châu Phi, nằm ở phía tây nam Tanzania. Những tảng đá chứa hóa thạch được tìm thấy có niên đại từ 100 triệu đến 70 triệu năm trước.
Shingopana là từ tiếng Swahili có nghĩa là “cổ rộng”, chính đốt sống cổ phồng lên của loài titanosaur đã truyền cảm hứng cho tên của loài này. Chỉ dài 8 mét (khoảng 26 feet) và nặng khoảng 5 tấn, S. songwensis là một trong những loài khủng long nhỏ nhất trong danh sách trên.