7 điều tưởng như vô lý hóa ra lại là sự thật

Google News

Theo người đoạt giải Nobel hóa học Akira Suzuki, thế giới đang ở giai đoạn đầu tiên trong quá trình nghiên cứu thế giới các chất và những khám phá vĩ đại nhất đang chờ đợi nhân loại ở phía trước.

Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu 7 điều tưởng như vô lý đã trở thành hiện thực:
Thực sự có những viên thuốc giúp bạn không say rượu
7 dieu tuong nhu vo ly hoa ra lai la su that
 
Năm 2011, một nhóm các nhà khoa học Australia do Mark Hutchinson dẫn đầu đã phát minh ra một loại thuốc có thể ngăn chặn thụ thể giống Toll 4 (TLR4), một loại protein màng là một phần của khả năng miễn dịch bẩm sinh.
Chính TLR4 chịu trách nhiệm cho những thay đổi hành vi xảy ra khi say: suy nhược ý thức, mất kiểm soát các cơ liên quan đến đi lại và nói năng. Những yếu tố này nảy sinh như một phản ứng đối với tình trạng nhiễm độc cấp tính của cơ thể.
Bằng cách ức chế thụ thể, một người say rượu sẽ tiếp tục cảm thấy tỉnh táo và tràn đầy năng lượng, ở một mức độ nào đó sẽ loại bỏ toàn bộ ảnh hưởng của việc uống rượu. Theo các nhà nghiên cứu, loại thuốc này sẽ cho phép những người mắc chứng nghiện rượu đối phó với căn bệnh này.
Nước nóng đóng băng nhanh hơn nước lạnh
7 dieu tuong nhu vo ly hoa ra lai la su that-Hinh-2
 
Đây vẫn là một nghịch lý chưa được giải thích - hiệu ứng Mpemba, được đặt theo tên của một học sinh châu Phi đầu tiên đặt câu hỏi này.
Theo đó, nếu bạn lấy 2 ly nước, một ly nước nóng và ly còn lại lạnh, rồi cho vào ngăn đá, thì chất lỏng nóng sẽ kết tinh nhanh hơn. Khoa học vẫn chưa tìm ra câu trả lời chắc chắn cho câu hỏi tại sao điều này lại xảy ra.
Vào năm 2016, tạp chí khoa học Nature đã xuất bản một bài báo, trong đó các nhà khoa học đã chứng minh tính thiếu chính xác của hiệu ứng này và cho rằng hiện tượng này không có thật.
Tuy nhiên, một năm sau, hai nhóm nhà khoa học khác đã lập tức bác bỏ báo cáo của đồng nghiệp và đưa ra bằng chứng cho sự tồn tại của nghịch lý Mpemba. Vì vậy, cuộc tranh luận cho đến nay vẫn đang diễn ra.
Sự tồn tại của robot “lỏng”, nguyên mẫu của Kẻ hủy diệt T-1000
7 dieu tuong nhu vo ly hoa ra lai la su that-Hinh-3
 
Nghiên cứu này là kết quả hợp tác giữa các nhà nghiên cứu Đại học Tô Châu, Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc cùng các nhà nghiên cứu từ Đại học Wollongong (Australia) và được công bố trên tạp chí khoa học Advanced Materials.
Khác với robot sát thủ lạnh lùng T-1000 trong phim, robot lỏng này không hề "nguy hiểm" chút nào và có kích thước khá nhỏ gọn, chỉ cỡ lòng bàn tay.
Cấu tạo của robot khá đơn giản bao gồm một bánh xe bằng nhựa, pin lithium và gallium lỏng, một kim loại yếu có màu bạc ánh kim. Theo các nhà nghiên cứu, khám phá khoa học này có tiềm năng lớn.
Hợp kim gali có tính dẫn điện cao, sức căng bề mặt được kiểm soát và cực kỳ linh hoạt. Robot hoạt động theo nguyên lý sử dụng pin lithium để kiểm soát điện áp của galium lỏng, làm thay đổi trọng tâm khiến bánh xe di chuyển theo một hướng nhất định trên bề mặt phẳng.
Các nghiên cứu tiếp theo hướng đến chế tạo một “kẻ hủy diệt” đúng nghĩa, có thể xâm nhập vào những nơi khó tiếp cận nhất, giải cứu con người khỏi đống đổ nát hoặc trinh sát.
Bạc có khả năng khử trùng nước
Bạc có khả năng tiêu diệt mầm bệnh trong chất lỏng. Tính chất này của bạc được dùng để diệt khuẩn trong quá trình tích nước lâu ngày trên tàu thủy.
7 dieu tuong nhu vo ly hoa ra lai la su that-Hinh-4
 
Các nhà khoa học giải thích tính chất đặc biệt của nước thánh với cùng một tính chất: một cây thánh giá bằng bạc ngâm trong nước thánh sẽ khử trùng chất lỏng. Có một kinh nghiệm dân gian cho rằng nếu bạn ném một chiếc thìa bạc vào một cốc nước bẩn, sau một thời gian nước sẽ có thể uống được.
Tuy nhiên, điều này chỉ đúng một phần. Nồng độ bạc trong thìa sẽ không đủ để tiêu diệt tất cả các mầm bệnh có thể. Bạn có thể uống nước này, nhưng điều đó không được khuyến khích.
Cơ thể con người có chứa vàng
Thật vậy, một người trung bình nặng 70 kg chứa 0,229 mg vàng trong cơ thể. Vàng tập trung ở máu, gan, thận trên cơ thể con người. Người ta cho rằng vàng đóng một vai trò tương tự như hoạt động của bạc, nó tham gia vào các quá trình miễn dịch và ngăn chặn hoạt động của mầm bệnh.
Có những người máu xanh
7 dieu tuong nhu vo ly hoa ra lai la su that-Hinh-5
 
Đây là triệu chứng của một căn bệnh hiếm gặp - sulfhemoglobin huyết. Máu có màu khác thường do phản ứng hóa học sau khi thêm một nguyên tử lưu huỳnh vào protein huyết sắc tố.
Hemoglobin trong trường hợp này mất khả năng vận chuyển oxy đến các mô. Bệnh mắc phải có thể là do lạm dụng một số loại thuốc hoặc có thể liên quan đến các hoạt động nghề nghiệp khi làm việc với các hợp chất lưu huỳnh. Bệnh được điều trị bằng cách truyền máu khỏe mạnh. Cũng có những trường hợp mắc bệnh sulfhemoglobin huyết khiến máu chuyển sang màu xanh lam.
Một trường hợp đặc biệt khác là khi con người mắc phải chứng argyria - một loại bệnh có nguyên nhân do sự gia tăng hợp chất bạc trong da và các mô của cơ thể. Khi hợp chất đó tiếp xAustralia với ánh sáng, nó chuyển thành màu xanh.
Trường hợp của Paul Carason người Mỹ đã đi vào lịch sử. Trong 10 năm, người đàn ông đã uống keo bạc - một loại chất lỏng có những phân tử bạc, để chống lại bệnh viêm da trên khuôn mặt.
Keo bạc không chữa được bệnh nhưng nó đã làm dịu sự trào ngược axit và bệnh viêm khớp. Điều đó khiến da ông chuyển sang màu xanh và gây ra một số vấn đề với các cơ quan nội tạng.
7 dieu tuong nhu vo ly hoa ra lai la su that-Hinh-6
 
Dịch dạ dày có thể hòa tan kim loại
Dịch dạ dày là một “hỗn dịch” phức tạp, bao gồm các enzym, ion, axit hữu cơ. Ngoài ra còn có axit clohydric - 0,6%. Xét về độ pH (độ axit), dịch dạ dày nằm giữa axit sunfuric và axit citric: loại thứ nhất được sử dụng làm chất điện phân trong pin xe hơi và loại thứ hai trong ngành công nghiệp thực phẩm.
Do tính axit thấp, dịch vị có thể hòa tan thịt, răng, xương và thậm chí cả kim loại. Tuy nhiên, quá trình này sẽ mất quá nhiều thời gian. Ví dụ, nếu bạn nuốt một chiếc ghim, dịch dạ dày sẽ không có thời gian để tiêu hóa nó. Chiếc ghim sẽ đi theo đường tiêu hóa và thải ra ngoài cùng với những gì còn lại của thức ăn.
Theo Hạ Thảo/Infonet

>> xem thêm

Bình luận(0)