Hoàng đế Quang Tự (1871 - 1908) là vị vua thứ 11 của nhà Thanh trong lịch sử phong kiến ở Trung Quốc. Ông trị vì đất nước trong 34 năm nhưng không nắm thực quyền do Từ Hy Thái Hậu có ảnh hưởng quá lớn trong triều đình.Mọi nỗ lực nhằm lấy thực quyền của vua Quang Tự đều không thành công. Theo đó, ông luôn phải sống theo sự sắp xếp của Từ Hy Thái Hậu. Cuối cùng, ông qua đời ngày 14/11/1908, hưởngt họ 38 tuổi.Trước khi băng hà, hoàng đế Quang Tự gắng gượng viết 5 chữ lên một mảnh giấy rồi đưa cho em trai là Ái Tân Giác La Tái Phong (tức cha của hoàng đế Phổ Nghi sau này).Hoàng đế Quang Tự dặn dò em trai rằng đây là lời trăn trối cuối cùng nên nhất thiết phải được thực hiện. Sau khi nhận được mẩu giấy từ anh trai, Ái Tân Giác La Tái Phong nhanh chóng cất kỹ vào người mà không xem ngay. Kế đến, ông vĩnh biệt hoàng đế Quang Tự để ông an tâm sang thế giới bên kia.Sau khi vua Quang Tự băng hà, con trai của Ái Tân Giác La Tái Phong là Phổ Nghi thuận lợi đăng cơ lên ngôi hoàng đế. Lúc này, em trai hoàng đế Quang Tự mới dám mở mẩu giấy có ghi 5 chữ: "Giết chết Viên Thế Khải".Do vậy, Ái Tân Giác La Tái Phong bí mật hẹn gặp Khánh Thân vương Dịch Khuông để bàn bạc về lời trăn trối cuối cùng của vua Quang Tự.Sở dĩ vua Quang Tự căm hận Viên Thế Khải là vì viên quan này đã có hành động phản bội trong sự kiện “Mậu Tuất chính biến” khiến nhiều người chết. Điều này xuất phát từ việc Viên Thế Khải ban đầu đồng ý giúp vua Quang Tự đưa quân đảo chính.Thế nhưng, đến thời điểm quan trọng, Viên Thế Khải phản bội vua Quang Tự, tiết lộ âm mưu với Từ Hy Thái Hậu. Do vụ việc bị bại lộ nên Từ Hy Thái Hậu bắt giam vua Quang Tự. Nhiều sử gia cho rằng, nếu Viên Thế Khải không phản bội thì vua Quang Tự có thể "loại bỏ" Từ Hy Thái Hậu để có thể nắm thực quyền của một hoàng đế.Chính điều này khiến vua Quang Tự căm hận Viên Thế Khải (trong ảnh) đến tận lúc chết và dặn dò em trai giết chết kẻ phản bội. Dù muốn giết Viên Thế Khải theo lời trăn trối của anh trai nhưng Ái Tân Giác La Tái Phong không thể làm điều đó.Nguyên do là bởi Phổ Nghi mới lên ngôi, căn cơ chưa vững và không có lý do gì để giết Viên Thế Khải. Sau khi Ái Tân Giác La Tái Phong bàn bạc với Khánh Thân vương Dịch Khuông, họ nghĩ ra cách miễn nhiệm chức vụ của Viên Thế Khải. Do bị tước mất chức quyền nên sau này Viên Thế Khải cùng bè phái thực hiện lật đổ vương triều nhà Thanh.Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.
Hoàng đế Quang Tự (1871 - 1908) là vị vua thứ 11 của nhà Thanh trong lịch sử phong kiến ở Trung Quốc. Ông trị vì đất nước trong 34 năm nhưng không nắm thực quyền do Từ Hy Thái Hậu có ảnh hưởng quá lớn trong triều đình.
Mọi nỗ lực nhằm lấy thực quyền của vua Quang Tự đều không thành công. Theo đó, ông luôn phải sống theo sự sắp xếp của Từ Hy Thái Hậu. Cuối cùng, ông qua đời ngày 14/11/1908, hưởngt họ 38 tuổi.
Trước khi băng hà, hoàng đế Quang Tự gắng gượng viết 5 chữ lên một mảnh giấy rồi đưa cho em trai là Ái Tân Giác La Tái Phong (tức cha của hoàng đế Phổ Nghi sau này).
Hoàng đế Quang Tự dặn dò em trai rằng đây là lời trăn trối cuối cùng nên nhất thiết phải được thực hiện. Sau khi nhận được mẩu giấy từ anh trai, Ái Tân Giác La Tái Phong nhanh chóng cất kỹ vào người mà không xem ngay. Kế đến, ông vĩnh biệt hoàng đế Quang Tự để ông an tâm sang thế giới bên kia.
Sau khi vua Quang Tự băng hà, con trai của Ái Tân Giác La Tái Phong là Phổ Nghi thuận lợi đăng cơ lên ngôi hoàng đế. Lúc này, em trai hoàng đế Quang Tự mới dám mở mẩu giấy có ghi 5 chữ: "Giết chết Viên Thế Khải".
Do vậy, Ái Tân Giác La Tái Phong bí mật hẹn gặp Khánh Thân vương Dịch Khuông để bàn bạc về lời trăn trối cuối cùng của vua Quang Tự.
Sở dĩ vua Quang Tự căm hận Viên Thế Khải là vì viên quan này đã có hành động phản bội trong sự kiện “Mậu Tuất chính biến” khiến nhiều người chết. Điều này xuất phát từ việc Viên Thế Khải ban đầu đồng ý giúp vua Quang Tự đưa quân đảo chính.
Thế nhưng, đến thời điểm quan trọng, Viên Thế Khải phản bội vua Quang Tự, tiết lộ âm mưu với Từ Hy Thái Hậu. Do vụ việc bị bại lộ nên Từ Hy Thái Hậu bắt giam vua Quang Tự. Nhiều sử gia cho rằng, nếu Viên Thế Khải không phản bội thì vua Quang Tự có thể "loại bỏ" Từ Hy Thái Hậu để có thể nắm thực quyền của một hoàng đế.
Chính điều này khiến vua Quang Tự căm hận Viên Thế Khải (trong ảnh) đến tận lúc chết và dặn dò em trai giết chết kẻ phản bội. Dù muốn giết Viên Thế Khải theo lời trăn trối của anh trai nhưng Ái Tân Giác La Tái Phong không thể làm điều đó.
Nguyên do là bởi Phổ Nghi mới lên ngôi, căn cơ chưa vững và không có lý do gì để giết Viên Thế Khải. Sau khi Ái Tân Giác La Tái Phong bàn bạc với Khánh Thân vương Dịch Khuông, họ nghĩ ra cách miễn nhiệm chức vụ của Viên Thế Khải. Do bị tước mất chức quyền nên sau này Viên Thế Khải cùng bè phái thực hiện lật đổ vương triều nhà Thanh.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.