Hoàng đế Quang Tự (1871 - 1908) là vị vua thứ 11 của nhà Thanh. Ông xưng đế khi mới 4 tuổi và trị vì đất nước trong 34 năm. Quang Tự lên ngôi vua sau khi hoàng đế Đồng Trị đột ngột qua đời mà không hề có con cái.Khi ấy, Từ Hy thái hậu cùng các quan đại thần lựa chọn Quang Tự làm người kế vị ngai vàng. Theo đó, Từ Hy thái hậu có thể thuận lợi buông rèm nhiếp chính và nắm trong tay quyền lực lớn.Trong suốt những năm sau đó, hoàng đế Quang Tự chỉ là một vị vua bù nhìn và sống dưới sự kiểm soát của Từ Hy thái hậu. Dù vua Quang Tự từng nhiều lần phản kháng để lấy lại quyền lực từ Từ Hy thái hậu nhưng đều thất bại.Vào năm 1908, hoàng đế Quang Tự lâm bệnh nặng và qua đời ngày 21/10 năm đó, hưởng thọ 38 tuổi. Một số giả thuyết cho rằng, vị vua này không chết vì bệnh tật mà có thể bị đầu độc hoặc ám sát.Bên cạnh nguyên nhân cái chết của hoàng đế Quang Tự là một bí ẩn lớn, giới học giả và công chúng không khỏi bất ngờ trước tang lễ của ông hoàng này.Dù là một vị vua bù nhìn nhưng tang lễ của hoàng đế Quang Tự được tổ chức vô cùng long trọng. Riêng đoàn đưa tang có khoảng 10.000 người. Đoàn xe đưa tang gồm 1.400 chiếc. Theo ước tính, chi phí tổ chức tang lễ vào khoảng 400.000 lượng bạc.Thế nhưng, một điều chưa có tiền lệ xảy ra trong ngày đưa tang đó là dân chúng không quỳ lạy khi linh cữu của hoàng đế Quang Tự đi ngang qua.Thậm chí, nhiều quan viên cũng không quỳ lạy. Điều này trái với tập tục truyền thống. Theo quy định, linh cữu của nhà vua đi đến đâu thì quan viên, dân chúng đều phải quỳ lạy thể hiện sự tôn kính, tiếc thương trước cái chết của hoàng đế. Nếu người nào vi phạm quy định này sẽ bị bắt giữ và xử tội.Các nhà nghiên cứu cho rằng, việc quan lại, dân chúng không quỳ lạy trong ngày đưa tang hoàng đế Quang Tự là vì khi ấy nhà Thanh đã suy yếu. Địa vị và quyền lực của nhà vua không còn được như trước. Vì vậy, dân chúng và quan lại không quỳ lạy trong ngày đưa tang hoàng đế Quang Tự về nơi an nghỉ cuối cùng.Ngay cả binh sĩ và đoàn đưa tang của triều đình cũng nhận thức được tình hình của nhà Thanh. Do đó, khi chứng kiến cảnh tượng nhiều người ở hai bên đường không quỳ lạy thì họ cũng không bắt giữ, hỏi tội bất cứ ai. Mời độc giả xem video: Bộ phận tên lửa Trung Quốc suýt rơi trúng trường học. Nguồn: THDT.
Hoàng đế Quang Tự (1871 - 1908) là vị vua thứ 11 của nhà Thanh. Ông xưng đế khi mới 4 tuổi và trị vì đất nước trong 34 năm. Quang Tự lên ngôi vua sau khi hoàng đế Đồng Trị đột ngột qua đời mà không hề có con cái.
Khi ấy, Từ Hy thái hậu cùng các quan đại thần lựa chọn Quang Tự làm người kế vị ngai vàng. Theo đó, Từ Hy thái hậu có thể thuận lợi buông rèm nhiếp chính và nắm trong tay quyền lực lớn.
Trong suốt những năm sau đó, hoàng đế Quang Tự chỉ là một vị vua bù nhìn và sống dưới sự kiểm soát của Từ Hy thái hậu. Dù vua Quang Tự từng nhiều lần phản kháng để lấy lại quyền lực từ Từ Hy thái hậu nhưng đều thất bại.
Vào năm 1908, hoàng đế Quang Tự lâm bệnh nặng và qua đời ngày 21/10 năm đó, hưởng thọ 38 tuổi. Một số giả thuyết cho rằng, vị vua này không chết vì bệnh tật mà có thể bị đầu độc hoặc ám sát.
Bên cạnh nguyên nhân cái chết của hoàng đế Quang Tự là một bí ẩn lớn, giới học giả và công chúng không khỏi bất ngờ trước tang lễ của ông hoàng này.
Dù là một vị vua bù nhìn nhưng tang lễ của hoàng đế Quang Tự được tổ chức vô cùng long trọng. Riêng đoàn đưa tang có khoảng 10.000 người. Đoàn xe đưa tang gồm 1.400 chiếc. Theo ước tính, chi phí tổ chức tang lễ vào khoảng 400.000 lượng bạc.
Thế nhưng, một điều chưa có tiền lệ xảy ra trong ngày đưa tang đó là dân chúng không quỳ lạy khi linh cữu của hoàng đế Quang Tự đi ngang qua.
Thậm chí, nhiều quan viên cũng không quỳ lạy. Điều này trái với tập tục truyền thống. Theo quy định, linh cữu của nhà vua đi đến đâu thì quan viên, dân chúng đều phải quỳ lạy thể hiện sự tôn kính, tiếc thương trước cái chết của hoàng đế. Nếu người nào vi phạm quy định này sẽ bị bắt giữ và xử tội.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, việc quan lại, dân chúng không quỳ lạy trong ngày đưa tang hoàng đế Quang Tự là vì khi ấy nhà Thanh đã suy yếu. Địa vị và quyền lực của nhà vua không còn được như trước. Vì vậy, dân chúng và quan lại không quỳ lạy trong ngày đưa tang hoàng đế Quang Tự về nơi an nghỉ cuối cùng.
Ngay cả binh sĩ và đoàn đưa tang của triều đình cũng nhận thức được tình hình của nhà Thanh. Do đó, khi chứng kiến cảnh tượng nhiều người ở hai bên đường không quỳ lạy thì họ cũng không bắt giữ, hỏi tội bất cứ ai.
Mời độc giả xem video: Bộ phận tên lửa Trung Quốc suýt rơi trúng trường học. Nguồn: THDT.