Sinh năm 1871, hoàng đế Quang Tự kế vị ngai vàng sau khi vua Đồng Trị đột ngột băng hà mà không có con cái. Theo đó, Từ Hi thái hậu cùng các quan đại thần quyết định lập con trai thứ của Thuần Thân Vương Dịch Hoàn (chính là vua Quang Tự) lên làm vua.Theo đó, vào năm 1875, vua Quang Tự chính thức kế vị, Từ Hi thái hậu buông rèm nhiếp chính. Tân vương của nhà Thanh được sắp xếp đưa tới cung Dục Khánh để đọc sách, viết chữ.Dù là bậc quân vương nhưng hoàng đế Quang Tự không thể trực tiếp nắm quyền ngay cả khi đã lớn. Nguyên do là bởi Từ Hi thái hậu không hề có ý định từ bỏ quyền lực.Do bị Từ Hi thái hậu khống chế nên hoàng đế Quang Tự luôn phải làm theo lời bà. Sau nhiều năm làm vị vua bù nhìn, ông lâm bệnh nặng và nằm liệt giường vào đầu năm 1908.Khi hoàng đế Quang Tự cận kề cái chết, Từ Hi thái hậu đón Phổ Nghi vào cung để chuẩn bị đưa lên làm tân vương tiếp theo. Vào ngày 21/10/1908, vua Quang Tự băng hà, hưởng thọ 38 tuổi. Điều bất ngờ là tang lễ của ông hoàng nhà Thanh có nhiều điều khó tin xảy ra.Trong số này, bất ngờ lớn nhất là dân chúng thay vì thương tiếc trước sự ra đi của vua Quang Tự thì lại "vui như Tết". Thậm chí, 2 ngày sau khi hoàng đế băng hà, nhiều gia đình tổ chức cưới gả cho con cái, mở tiệc linh đình.Đây là điều chưa từng xảy ra trước đó. Thông thường, khi hoàng đế băng hà, cả nước sẽ tổ chức đại tang với thời gian để tang là 3 năm nhưng thực chất chỉ là 27 tháng. Trong thời gian đó, dân chúng không được phép tổ chức tiệc tùng, cưới hỏi...Thế nhưng, khi vua Quang Tự băng hà, dân chúng lại vi phạm điều cấm kỵ trên mà không sợ bị trừng phạt. Trước vấn đề này, một số chuyên gia đưa ra lời giải được cho là khá hợp lý.Theo các nhà nghiên cứu, vào thời điểm vua Quang Tự chết, triều đình nhà Thanh đã suy yếu, mục nát và không còn được dân chúng tôn kính, thần phục như xưa. Vua Quang Tự cũng không để lại dấu ấn lớn nào trong thời gian cầm quyền, không có những kế sách giúp dân chúng có cuộc sống ấm no, tốt đẹp hơn. Vì vậy, người dân không cảm thấy đau buồn, tiếc thương trước sự ra đi của vua Quang Tự.Thêm nữa, Từ Hi thái hậu cố tình chậm trễ trong việc công bố thông tin về cái chết của vua Quang Tự nhằm tránh xảy ra đại loạn. Dù cố tình che giấu thông tin nhưng tin tức hoàng đế băng hà vẫn lọt ra ngoài. Theo đó, dân chúng nhanh chóng tổ chức cưới hỏi, ăn uống linh đình trước khi triều đình chính thức công bố đại tang.Mời độc giả xem video: 20 Năm Tù Cho Kẻ ‘Làm Liều’ Bán Người Yêu Sang Trung Quốc | Phía Sau Bản Án. Nguồn: ANTV.
Sinh năm 1871, hoàng đế Quang Tự kế vị ngai vàng sau khi vua Đồng Trị đột ngột băng hà mà không có con cái. Theo đó, Từ Hi thái hậu cùng các quan đại thần quyết định lập con trai thứ của Thuần Thân Vương Dịch Hoàn (chính là vua Quang Tự) lên làm vua.
Theo đó, vào năm 1875, vua Quang Tự chính thức kế vị, Từ Hi thái hậu buông rèm nhiếp chính. Tân vương của nhà Thanh được sắp xếp đưa tới cung Dục Khánh để đọc sách, viết chữ.
Dù là bậc quân vương nhưng hoàng đế Quang Tự không thể trực tiếp nắm quyền ngay cả khi đã lớn. Nguyên do là bởi Từ Hi thái hậu không hề có ý định từ bỏ quyền lực.
Do bị Từ Hi thái hậu khống chế nên hoàng đế Quang Tự luôn phải làm theo lời bà. Sau nhiều năm làm vị vua bù nhìn, ông lâm bệnh nặng và nằm liệt giường vào đầu năm 1908.
Khi hoàng đế Quang Tự cận kề cái chết, Từ Hi thái hậu đón Phổ Nghi vào cung để chuẩn bị đưa lên làm tân vương tiếp theo. Vào ngày 21/10/1908, vua Quang Tự băng hà, hưởng thọ 38 tuổi. Điều bất ngờ là tang lễ của ông hoàng nhà Thanh có nhiều điều khó tin xảy ra.
Trong số này, bất ngờ lớn nhất là dân chúng thay vì thương tiếc trước sự ra đi của vua Quang Tự thì lại "vui như Tết". Thậm chí, 2 ngày sau khi hoàng đế băng hà, nhiều gia đình tổ chức cưới gả cho con cái, mở tiệc linh đình.
Đây là điều chưa từng xảy ra trước đó. Thông thường, khi hoàng đế băng hà, cả nước sẽ tổ chức đại tang với thời gian để tang là 3 năm nhưng thực chất chỉ là 27 tháng. Trong thời gian đó, dân chúng không được phép tổ chức tiệc tùng, cưới hỏi...
Thế nhưng, khi vua Quang Tự băng hà, dân chúng lại vi phạm điều cấm kỵ trên mà không sợ bị trừng phạt. Trước vấn đề này, một số chuyên gia đưa ra lời giải được cho là khá hợp lý.
Theo các nhà nghiên cứu, vào thời điểm vua Quang Tự chết, triều đình nhà Thanh đã suy yếu, mục nát và không còn được dân chúng tôn kính, thần phục như xưa. Vua Quang Tự cũng không để lại dấu ấn lớn nào trong thời gian cầm quyền, không có những kế sách giúp dân chúng có cuộc sống ấm no, tốt đẹp hơn. Vì vậy, người dân không cảm thấy đau buồn, tiếc thương trước sự ra đi của vua Quang Tự.
Thêm nữa, Từ Hi thái hậu cố tình chậm trễ trong việc công bố thông tin về cái chết của vua Quang Tự nhằm tránh xảy ra đại loạn. Dù cố tình che giấu thông tin nhưng tin tức hoàng đế băng hà vẫn lọt ra ngoài. Theo đó, dân chúng nhanh chóng tổ chức cưới hỏi, ăn uống linh đình trước khi triều đình chính thức công bố đại tang.
Mời độc giả xem video: 20 Năm Tù Cho Kẻ ‘Làm Liều’ Bán Người Yêu Sang Trung Quốc | Phía Sau Bản Án. Nguồn: ANTV.