Trong các bộ phim cổ trang Trung Quốc về triều Thanh, các phi tần đều là những mỹ nhân xinh đẹp tuyệt trần. Thế nhưng, trên thực tế, theo sử sách lưu lại, các phi tần, mỹ nữ triều đại này không hề sở hữu dung mạo mỹ miều xinh đẹp, chim sa cá lặn, nguyệt thẹn hoa nhường. Thậm chí, còn khá kém sắc và mập mạp. Điều này, cũng xuất phát từ những nguyên nhân sau.
|
Cẩn Phi thực tế và Cẩn Phi do Lưu Đào thể hiện. |
1. Trong tiêu chí lựa chọn phi tần không đề cập đến 2 chữ "xinh đẹp":
Theo sử sách Trung Quốc, tiêu chí tuyển tú của không hề đề cập đến tiêu chí "xinh đẹp" khi tuyển chọn tú nữ, mà phải đảm bảo 2 tiêu chí hàng đầu là: phẩm đức và gia thế. Bắt đầu từ thời vua Quang Tự, tú nữ tham gia tuyển tú chỉ giới hạn trong các cô gái Bát Kỳ người Mãn Thanh, không chọn người Hán, để gìn giữ dòng máu hoàng tộc và ngăn chặn quân phiến loạn.
Cụ thể, cứ 3 năm một lần, Bộ Hộ sẽ tổ chức chọn tú nữ trong đội Bát Kỳ vào cung. Các tú nữ tham gia phải thỏa mãn điều kiện: là người Bát Kỳ, độ tuổi từ 13 đến 16 tuổi, khỏe mạnh không khuyết tật. Tú nữ được chọn “sẽ trở thành phi tần của Hoàng đế, hoàng tôn, hoặc được chỉ hôn với hoàng thân quốc thích. Đồng thời, phi tần có gia thế càng vững chắc, càng được hoàng đế trọng vọng và ân sủng.
2. Nỗi sợ "hồng nhan họa thủy":
Người Trung Quốc xưa quan niệm "hồng nhan họa thủy". Thế nên, những mỹ nhân xinh đẹp như hoa như ngọc, thường bị loại ngay từ vòng đầu tiên. Người xưa lo sợ, hoàng đế sẽ bị chìm đắm trong nữ sắc, bỏ bê chính sự khiến quốc gia lâm nguy, thậm chí là diệt vong, để lại tiếng xấu muôn đời.