Một góc mỏ than Hòn Gai thời thuộc địa. Việc khai thác than trên quy mô lớn ở khu mỏ này bắt đầu từ năm 1888, khi Công ty Mỏ than Bắc Kỳ thuộc Pháp (SFCT) thành lập, đây là công ty đầu tiên, cũng là công ty lớn của các công ty tư bản Pháp.Một bức ảnh màu về mỏ than Hòn Gai một thế kỷ trước. Vào năm 1894, vỉa than Hà Tu với trữ lượng rất lớn được phát hiện, đã thúc đẩy ngành công nghiệp khai thác than ở Hòn Gai phát triển mạnh mẽ.Toàn cảnh mỏ than Hòn Gai năm 1938. Sản lượng khai thác than ở Hòn Gai tăng rất nhanh qua các năm: 2.000 tấn vào năm 1890, 501.000 tấn vào năm 1913, 1,7 triệu tấn vào năm 1929, 2,3 triệu vào năm 1937 và 2,6 triệu vào năm 1939.Một góc mỏ than Hòn Gai. Việc khai thác được thực hiện gần như hoàn toàn bằng tay nên đòi hỏi một số lượng nhân công rất lớn.Hoạt động ở mỏ than giờ cao điểm với hàng trăm nhân công. Theo thống kê, vào năm 1939, đội ngũ công nhân than tại Quảng Ninh lên tới 43.430 người.Khu vực cảng Hòn Gai, nơi than đá được đưa lên tàu để vận chuyển đi các nơi. Cùng với lúa gạo, than đá là một trong hai mặt hàng xuất khẩu chính ở Việt Nam thời thuộc địa.Thị trấn Hòn Gai thời thuộc địa, với phần lớn dân cư sinh sống dựa vào mỏ than Hòn Gai. Năm 1939, 68% sản lượng than Hòn Gai được xuất khẩu, chủ yếu sang Nhật Bản và Trung Quốc. Tùy theo thời kỳ, nước Pháp mua 10 đến 20% sản lượng.Một ngôi làng gần mỏ than.
Một góc mỏ than Hòn Gai thời thuộc địa. Việc khai thác than trên quy mô lớn ở khu mỏ này bắt đầu từ năm 1888, khi Công ty Mỏ than Bắc Kỳ thuộc Pháp (SFCT) thành lập, đây là công ty đầu tiên, cũng là công ty lớn của các công ty tư bản Pháp.
Một bức ảnh màu về mỏ than Hòn Gai một thế kỷ trước. Vào năm 1894, vỉa than Hà Tu với trữ lượng rất lớn được phát hiện, đã thúc đẩy ngành công nghiệp khai thác than ở Hòn Gai phát triển mạnh mẽ.
Toàn cảnh mỏ than Hòn Gai năm 1938. Sản lượng khai thác than ở Hòn Gai tăng rất nhanh qua các năm: 2.000 tấn vào năm 1890, 501.000 tấn vào năm 1913, 1,7 triệu tấn vào năm 1929, 2,3 triệu vào năm 1937 và 2,6 triệu vào năm 1939.
Một góc mỏ than Hòn Gai. Việc khai thác được thực hiện gần như hoàn toàn bằng tay nên đòi hỏi một số lượng nhân công rất lớn.
Hoạt động ở mỏ than giờ cao điểm với hàng trăm nhân công. Theo thống kê, vào năm 1939, đội ngũ công nhân than tại Quảng Ninh lên tới 43.430 người.
Khu vực cảng Hòn Gai, nơi than đá được đưa lên tàu để vận chuyển đi các nơi. Cùng với lúa gạo, than đá là một trong hai mặt hàng xuất khẩu chính ở Việt Nam thời thuộc địa.
Thị trấn Hòn Gai thời thuộc địa, với phần lớn dân cư sinh sống dựa vào mỏ than Hòn Gai. Năm 1939, 68% sản lượng than Hòn Gai được xuất khẩu, chủ yếu sang Nhật Bản và Trung Quốc. Tùy theo thời kỳ, nước Pháp mua 10 đến 20% sản lượng.
Một ngôi làng gần mỏ than.