Văn kiện khai phóng, cắm mốc lịch sử tư duy
Sáng 2/3, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức tọa đàm “Đề cương về văn hóa Việt Nam và sự phát triển của văn học nghệ thuật Việt Nam”.
|
Đề cương về văn hóa Việt Nam 1943. Ảnh: QH. |
Tới dự buổi Tọa đàm có các nhà khoa học, nhà nghiên cứu lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật, lãnh đạo các hội văn học nghệ thuật ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước.
80 năm trước, vào tháng 2/1943, Đảng ta đã ban hành bản Đề cương về văn hóa Việt Nam. Văn kiện ra đời trong bối cảnh đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ chịu ảnh hưởng của nhiều luồng tư tưởng, không tìm ra lối thoát cho sự phát triển của văn hóa dân tộc.
|
Chủ tịch Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, PGS.TS. Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân phát biểu tại Tọa đàm. |
Phát biểu đề dẫn Tọa đàm “Đề cương về văn hóa Việt Nam và sự phát triển của văn học nghệ thuật Việt Nam”, Chủ tịch Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, PGS.TS. Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân khẳng định: “Có thể xem Đề cương là tuyên ngôn đầu tiên của Đảng về chiến lược xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam trước khi cách mạng tháng Tám thành công, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Đây là văn kiện khai phóng, cắm mốc lịch sử tư duy chiến lược sâu sắc về việc Đảng vô sản phải kịp thời nắm quyền lãnh đạo văn hóa, văn nghệ, tổ chức, tập hợp đội ngũ trí thức văn hóa, văn nghệ trong mặt trận dân tộc thống nhất, đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng, chấn hưng nền văn hóa mới của dân tộc, phục vụ đông đảo quần chúng nhân dân lao động”.
Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân cho biết, năm 2023 đánh dấu 80 năm ra đời Đề cương về văn hóa Việt Nam cũng là dịp Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam đánh dấu chặng đường lịch sử 75 năm hình thành, phát triển, đồng hành xây dựng và phát triển nền văn hóa dân tộc, hiện thực và nhân văn; phát huy truyền thống văn hiến dân tộc, hội nhập văn minh nhân loại bằng bản sắc độc đáo và những giá trị đặc sắc của văn hóa Việt Nam qua mấy nghìn năm lịch sử.
Tọa đàm hôm nay giúp chúng ta nhìn lại chặng đường phát triển của văn học nghệ thuật nước nhà, chỉ ra những thành tựu, hạn chế trong việc thực hiện tư tưởng chủ đạo của Đề cương là “Dân tộc hóa, đại chúng hóa và khoa học hóa” nền văn hóa. Khẳng định vai trò là “một bộ phận tinh tế, cốt lõi của văn hóa”, đội ngũ văn nghệ sĩ - trí thức cần phải không ngừng vượt lên trong bối cảnh quốc tế và quốc gia chuyển biến mau lẹ, phức tạp với những đòi hỏi, thách thức mới để phát huy giá trị, ý nghĩa của Đề cương về văn hóa Việt Nam, đáp ứng kỳ vọng của nhân dân.
"Với vai trò là 'một bộ phận kinh tế, cốt lõi của văn hóa', đội ngũ văn nghệ sĩ - trí thức cần phải không ngừng vượt lên trong bối cảnh quốc tế và quốc gia biến chuyển mau lẹ, phức tạp với những đòi hỏi, thách thức mới để phát huy những giá trị, ý nghĩa của Đề cương về văn hóa Việt Nam đáp ứng kỳ vọng của nhân dân...", PSG.TS, Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân nhấn mạnh.
Tư tưởng của Đề cương về văn hóa Việt Nam vẫn vẹn nguyên giá trị
Tại Tọa đàm, các ý kiến của đại biểu đã nhìn lại chặng đường phát triển của văn học nghệ thuật nước nhà, chỉ ra những thành tựu, hạn chế trong việc thực hiện tư tưởng chủ đạo của Đề cương là “Dân tộc hóa, đại chúng hóa và khoa học hóa” nền văn hóa.
|
Buổi tọa đàm có sự tham dự của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật. |
Khẳng định vai trò là “một bộ phận tinh tế, cốt lõi của văn hóa”, đội ngũ văn nghệ sĩ - trí thức cần phải không ngừng vượt lên trong bối cảnh quốc tế và quốc gia chuyển biến mau lẹ, phức tạp với những đòi hỏi, thách thức mới để phát huy giá trị, ý nghĩa của Đề cương về văn hóa Việt Nam, đáp ứng kỳ vọng của nhân dân.
NSND, Họa sĩ Vương Duy Biên, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam cho biết, nhìn vào bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ mới thấy hết được sự lãnh đạo tài tình của Đảng ta.
Năm 1943, nhân dân ta phải một cổ hai trông chịu sự áp bức của thực dân Pháp và đế quốc Nhật. Trong các trường học, đều phải học tiếng Pháp. Lại còn Đế quốc Nhật với chiêu bài “khối thịnh vượng Đại Đông Á”...
Trong bối cảnh đó, nguy cơ ảnh hưởng văn hoá ngoại lai lớn, thậm chí là sự đồng hoá văn hoá của nước ngoài. Bản Đề cương ra đời đã như một sự chuẩn bị cho thần thái hoá, khẳng định sự độc lập quyền định đoạt bản sắc cho của một xã hội mới, của một quốc gia có khẳng định bản sắc văn chủ quyền, hoàn toàn có mình, định đoạt con đường đi lên, con đường phát triển của mình. Đây là sự chuẩn bị tương lai cho một đất nước độc lập, quốc gia độc lập, một dân tộc thoát khỏi ách nô lệ.
Qua một chặng đường dài 80 năm, văn hóa Việt Nam đã định hình một bản sắc như hiện nay - vẫn thấm đẫm 6 chữ: “Dân tộc, Khoa học, Đại chúng”.
“Cuộc sống xã hội hôm nay với điều kiện và vị thế đã tốt lên rất nhiều, biên độ và khái niệm của 6 chữ đó có thể được rộng mở, nhưng tinh thần và điều xác tín của dân tộc, khoa học, đại chúng vẫn đang đồng hiện trong đời sống văn hóa của đất nước ta", NSND, Họa sĩ Vương Duy Biên nhấn mạnh.
Phát biểu tại Tọa đàm, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều khẳng định, tư tưởng “Dân tộc hóa, đại chúng hóa và khoa học hóa” của Đề cương về văn hóa Việt Nam vẫn vẹn nguyên giá trị trong thực tiễn sáng tác của đội ngũ văn nghệ sĩ hiện nay
Tọa đàm “Đề cương về văn hóa Việt Nam và sự phát triển của văn học nghệ thuật Việt Nam” là hoạt động có nhiều ý nghĩa thiết thực chào mừng 80 năm ra đời “Đề cương về văn hóa Việt Nam 1943”.
Mời quý độc giả xem video: TS Phan Thanh Hải, TS Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở VHTT&DL Thừa Thiên Huế chia sẻ về "Tết xưa". Video do PV Tri thức và Cuộc sống thực hiện.