Cùng với búp bê matryoshka, ấm samovar là một biểu tượng văn hóa rất nổi tiếng của nước Nga. Không phải ai cũng biết rằng chiếc ấm độc đáo này đã có lịch sử ra đời và phát triển kéo dài nhiều thế kỷ. Ảnh: Museumpskov.ru.Theo các nhà nghiên cứu, những chiếc ấm samovar đầu tiên có thể đã xuất hiện ở Nga vào cuối thế kỷ 13. Nhiều địa phương ở Nga sản xuất chiếc ấm này, nhưng nổi tiếng nhất là thành phố Tula, một trung tâm chế tác đồ kim khí ở nước Nga cổ. Ảnh: Samovary.ru.Ban đầu, ấm samovar gần giống những ấm trà của người Anh. Đặc trưng của chúng là có một ống ở bên trong và một hộp gió, bên ngoài có tay cầm thay cho quai. Theo thời gian, đến thế kỷ 18 thì ấm samovar có hình dạng như bây giờ. Ảnh: Russian Embassy, KHM.Hình dáng và kích thước ấm samovar Nga khá đa dạng, phổ biến là những loại ấm cao khoảng 45 cm dùng trong gia đình, nhưng cũng có những chiếc ấm rất lớn với đường kính từ 60 cm đến 1 mét. Ngoài mục đích đun nước, một số ấm có thể được dùng để nấu nướng. Ảnh: Chaigorod.ru.Ấm được làm bằng kim loại dày để giữ nhiệt. Thời xưa, người ta đổ nước vào ấm rồi đốt than hoặc củi trong đường ống thẳng đứng giữa ấm. Ảnh: Russian Embassy, KHM.Ống bị đốt nóng sẽ làm sôi nước dùng pha trà. Nước nóng được rót vào bình trà qua vòi ấm. Sau khi pha, bình trà được đặt trên nắp ấm để giữ nhiệt. Ảnh: Russian Embassy, KHM.Đối với người Nga, hình ảnh chiếc ấm samovar là biểu tượng cho cuộc sống gia đình nồng ấm, lòng hiếu khách và cả sự thịnh vượng. Theo truyền thống, người phụ nữ trong gia đình thường là người rót trà tiếp khách. Ảnh: Newstula.ru.Một số gia đình sử dụng hai loại ấm samovar. Một loại trơn được dùng hàng ngày, loại kia trang trí rực rỡ, thường được dùng trong các lễ hội hoặc các buổi tiệc trọng đại. Ảnh: Сима-ленд.Kể từ thời Liên Xô, ấm samovar được sản xuất đại trà bằng máy móc và đun bằng điện thay cho than củi. Sau này còn xuất hiện cả loại có kiểu dáng gần giống ấm đun nước siêu tốc và loại "tí hon" để làm quà cho khách du lịch. Ảnh: Samovarmuseum.ru.Với nhiều người Việt Nam, đặc biệt là các gia đình ở miền Bắc, ấm samovar từng được coi là "vật quý" trong nhà, lưu giữ nhiều kỷ niệm của một thời đã qua. Ảnh: Restaurant Guru.Những chiếc ấm này thường là quà lưu niệm mà các thế hệ du học sinh, cán bộ Việt Nam đưa về khi có dịp học tập, công tác ở Liên Xô giai đoạn trước thập niên 1990. Ảnh: Materiel Horeca.Ngày nay, những chiếc ấm samovar cũ của Nga / Liên Xô trở thành vật phẩm được giới sưu tầm đồ xưa ưa chuộng, được mua bán trao tay với giá trị khá cao trên thị trường... Ảnh: Vũ Anh Watch.Mời quý độc giả xem video: Tổng thống Vladimir Putin sau 2 thập kỷ dẫn dắt nước Nga | VTV TSTC.
Cùng với búp bê matryoshka, ấm samovar là một biểu tượng văn hóa rất nổi tiếng của nước Nga. Không phải ai cũng biết rằng chiếc ấm độc đáo này đã có lịch sử ra đời và phát triển kéo dài nhiều thế kỷ. Ảnh: Museumpskov.ru.
Theo các nhà nghiên cứu, những chiếc ấm samovar đầu tiên có thể đã xuất hiện ở Nga vào cuối thế kỷ 13. Nhiều địa phương ở Nga sản xuất chiếc ấm này, nhưng nổi tiếng nhất là thành phố Tula, một trung tâm chế tác đồ kim khí ở nước Nga cổ. Ảnh: Samovary.ru.
Ban đầu, ấm samovar gần giống những ấm trà của người Anh. Đặc trưng của chúng là có một ống ở bên trong và một hộp gió, bên ngoài có tay cầm thay cho quai. Theo thời gian, đến thế kỷ 18 thì ấm samovar có hình dạng như bây giờ. Ảnh: Russian Embassy, KHM.
Hình dáng và kích thước ấm samovar Nga khá đa dạng, phổ biến là những loại ấm cao khoảng 45 cm dùng trong gia đình, nhưng cũng có những chiếc ấm rất lớn với đường kính từ 60 cm đến 1 mét. Ngoài mục đích đun nước, một số ấm có thể được dùng để nấu nướng. Ảnh: Chaigorod.ru.
Ấm được làm bằng kim loại dày để giữ nhiệt. Thời xưa, người ta đổ nước vào ấm rồi đốt than hoặc củi trong đường ống thẳng đứng giữa ấm. Ảnh: Russian Embassy, KHM.
Ống bị đốt nóng sẽ làm sôi nước dùng pha trà. Nước nóng được rót vào bình trà qua vòi ấm. Sau khi pha, bình trà được đặt trên nắp ấm để giữ nhiệt. Ảnh: Russian Embassy, KHM.
Đối với người Nga, hình ảnh chiếc ấm samovar là biểu tượng cho cuộc sống gia đình nồng ấm, lòng hiếu khách và cả sự thịnh vượng. Theo truyền thống, người phụ nữ trong gia đình thường là người rót trà tiếp khách. Ảnh: Newstula.ru.
Một số gia đình sử dụng hai loại ấm samovar. Một loại trơn được dùng hàng ngày, loại kia trang trí rực rỡ, thường được dùng trong các lễ hội hoặc các buổi tiệc trọng đại. Ảnh: Сима-ленд.
Kể từ thời Liên Xô, ấm samovar được sản xuất đại trà bằng máy móc và đun bằng điện thay cho than củi. Sau này còn xuất hiện cả loại có kiểu dáng gần giống ấm đun nước siêu tốc và loại "tí hon" để làm quà cho khách du lịch. Ảnh: Samovarmuseum.ru.
Với nhiều người Việt Nam, đặc biệt là các gia đình ở miền Bắc, ấm samovar từng được coi là "vật quý" trong nhà, lưu giữ nhiều kỷ niệm của một thời đã qua. Ảnh: Restaurant Guru.
Những chiếc ấm này thường là quà lưu niệm mà các thế hệ du học sinh, cán bộ Việt Nam đưa về khi có dịp học tập, công tác ở Liên Xô giai đoạn trước thập niên 1990. Ảnh: Materiel Horeca.
Ngày nay, những chiếc ấm samovar cũ của Nga / Liên Xô trở thành vật phẩm được giới sưu tầm đồ xưa ưa chuộng, được mua bán trao tay với giá trị khá cao trên thị trường... Ảnh: Vũ Anh Watch.
Mời quý độc giả xem video: Tổng thống Vladimir Putin sau 2 thập kỷ dẫn dắt nước Nga | VTV TSTC.