Tục cưới hỏi ngày xưa có loại tiền đặc biệt là tiền cheo. Tiền cheo là loại tiền nhà trai nộp cho làng bên nhà gái như “phí” đặt quan hệ hòa hảo, thân tình. Khi trai gái trong làng lấy nhau thì nộp "cheo nội", trai làng khác lấy gái trong làng nộp "cheo ngoại". Tiền cheo có thể được vật chất hóa thành gạch, ngói... để xây dựng cổng làng, đình chùa... Dân gian vì thế có câu: “Nuôi lợn thì phải vớt bèo / Lấy vợ thì phải nộp cheo cho làng”.“Lục lễ” chỉ 6 lễ trong đám cưới truyền thống gồm: Lễ nạp thái, nhờ bà mối đến nhà cô gái tỏ ý chọn cô gái làm dâu; lễ vấn danh, nhà trai cho bà mối đến hỏi tên tuổi cô gái để xem có hợp tuổi với chàng trai; lễ nạp cát, báo cho nhà gái biết đã bói được quẻ tốt, hôn nhân đã định; lễ nạp trưng, nhà trai đem lễ vật tới nhà gái; lễ thỉnh kỳ, xin ngày giờ rước dâu; lễ thân nghinh, chú rể cùng họ hàng đến nhà gái rước dâu. “Lục lễ” ngày nay đã giản lược.Người Việt thời nước Văn Lang, Âu Lạc có tục xăm mình. Tục xăm mình có ở thời Văn Lang, Âu Lạc, kéo dài đến đời vua Trần Anh Tông. Lý do tục xăm mình được ghi trong sách Lĩnh Nam trích quái: “Bấy giờ, dân trên núi xuống nước bắt cá thường bị giao long gây thương tổn, bèn cùng nhau tâu với vua. Vua nói các giống trên cạn khác với loài dưới nước. Các loài dưới nước chỉ ưa những gì giống với mình, ghét những gì khác với mình vì vậy ta mới bị hại. Sau đó, vua ra lệnh ai nấy đều phải xăm hình thủy quái vào người”.Phong tục không quét rác ngày Tết Nguyên đán gắn với nhân vật Như Nguyện. Theo Sưu thần ký, lái buôn Âu Minh đi qua hồ Thanh Thảo, được thủy thần cho nàng hầu là Như Nguyện. Từ khi có nàng, Âu Minh trở nên giàu có. Một lần vào ngày mùng Một Tết, Như Nguyện vô ý làm vỡ đồ. Âu Minh cả giận đánh, Như Nguyện chui vào đống rác trong góc nhà rồi biến mất. Từ đó, Âu Minh nghèo khó. Tục không quét rác từ đấy mà ra. Trong bát quái, hai quẻ Càn, Khôn tương ứng với Trời - Đất. Theo đó, quẻ Càn là Trời, quẻ Khôn là Đất. Đây là cặp quẻ chính trong “Bát quái”. Càn - Khôn còn ứng với hai hướng Nam - Bắc."Tam tài" là nguyên lý “Thiên, địa, nhân” (trời, đất, người) của người xưa, xem con người là một thành tố của vạn vật sống trong trời đất. Người đứng giữa trời và đất. Thiên, địa, nhân có mối quan hệ tương hỗ, nhân quả với nhau trong vũ trụ.Ở Tây Nguyên, dân tộc Ê Đê có tục nối dây. Theo tục nối dây của dân tộc Ê Đê, khi vợ qua đời, chồng muốn tái hôn phải lấy một người con gái trong gia đình vợ, có thể là em gái vợ còn rất nhỏ tuổi hay thậm chí là chị vợ già hơn mình rất nhiều, miễn người đó chưa có chồng.
Tục cưới hỏi ngày xưa có loại tiền đặc biệt là tiền cheo. Tiền cheo là loại tiền nhà trai nộp cho làng bên nhà gái như “phí” đặt quan hệ hòa hảo, thân tình. Khi trai gái trong làng lấy nhau thì nộp "cheo nội", trai làng khác lấy gái trong làng nộp "cheo ngoại". Tiền cheo có thể được vật chất hóa thành gạch, ngói... để xây dựng cổng làng, đình chùa... Dân gian vì thế có câu: “Nuôi lợn thì phải vớt bèo / Lấy vợ thì phải nộp cheo cho làng”.
“Lục lễ” chỉ 6 lễ trong đám cưới truyền thống gồm: Lễ nạp thái, nhờ bà mối đến nhà cô gái tỏ ý chọn cô gái làm dâu; lễ vấn danh, nhà trai cho bà mối đến hỏi tên tuổi cô gái để xem có hợp tuổi với chàng trai; lễ nạp cát, báo cho nhà gái biết đã bói được quẻ tốt, hôn nhân đã định; lễ nạp trưng, nhà trai đem lễ vật tới nhà gái; lễ thỉnh kỳ, xin ngày giờ rước dâu; lễ thân nghinh, chú rể cùng họ hàng đến nhà gái rước dâu. “Lục lễ” ngày nay đã giản lược.
Người Việt thời nước Văn Lang, Âu Lạc có tục xăm mình. Tục xăm mình có ở thời Văn Lang, Âu Lạc, kéo dài đến đời vua Trần Anh Tông. Lý do tục xăm mình được ghi trong sách Lĩnh Nam trích quái: “Bấy giờ, dân trên núi xuống nước bắt cá thường bị giao long gây thương tổn, bèn cùng nhau tâu với vua. Vua nói các giống trên cạn khác với loài dưới nước. Các loài dưới nước chỉ ưa những gì giống với mình, ghét những gì khác với mình vì vậy ta mới bị hại. Sau đó, vua ra lệnh ai nấy đều phải xăm hình thủy quái vào người”.
Phong tục không quét rác ngày Tết Nguyên đán gắn với nhân vật Như Nguyện. Theo Sưu thần ký, lái buôn Âu Minh đi qua hồ Thanh Thảo, được thủy thần cho nàng hầu là Như Nguyện. Từ khi có nàng, Âu Minh trở nên giàu có. Một lần vào ngày mùng Một Tết, Như Nguyện vô ý làm vỡ đồ. Âu Minh cả giận đánh, Như Nguyện chui vào đống rác trong góc nhà rồi biến mất. Từ đó, Âu Minh nghèo khó. Tục không quét rác từ đấy mà ra.
Trong bát quái, hai quẻ Càn, Khôn tương ứng với Trời - Đất. Theo đó, quẻ Càn là Trời, quẻ Khôn là Đất. Đây là cặp quẻ chính trong “Bát quái”. Càn - Khôn còn ứng với hai hướng Nam - Bắc.
"Tam tài" là nguyên lý “Thiên, địa, nhân” (trời, đất, người) của người xưa, xem con người là một thành tố của vạn vật sống trong trời đất. Người đứng giữa trời và đất. Thiên, địa, nhân có mối quan hệ tương hỗ, nhân quả với nhau trong vũ trụ.
Ở Tây Nguyên, dân tộc Ê Đê có tục nối dây. Theo tục nối dây của dân tộc Ê Đê, khi vợ qua đời, chồng muốn tái hôn phải lấy một người con gái trong gia đình vợ, có thể là em gái vợ còn rất nhỏ tuổi hay thậm chí là chị vợ già hơn mình rất nhiều, miễn người đó chưa có chồng.