Sati là một tục lệ cổ xưa được thực hiện bởi các tín đồ theo đạo Hindu ở Ấn Độ. Theo các tài liệu lịch sử, Sati là một hình phạt dành cho người phụ nữ có chồng đã qua đời.Người phụ nữ mới mất chồng buộc phải nhảy vào giàn thiêu như một cách hy sinh bản thân để bày tỏ lòng tôn kính với cái chết của chồng.Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của tục lệ rùng rợn này có nhiều giả thuyết khác nhau.Có giả thuyết cho rằng, góa phụ ở Ấn Độ không có vị trí nào trong xã hội sau khi chồng chết. Do vậy, người góa phụ phải hy sinh bản thân trước các vị thần.Cũng có giả thuyết nói rằng, Sati bắt nguồn từ truyền thuyết về một hoàng hậu nổi tiếng ghen tuông. Vị hoàng hậu này cho rằng, khi nhà vua băng hà và được lên thiên đường, sẽ có rất nhiều phụ nữ đẹp vây quanh.Vì vậy, hoàng hậu yêu cầu được thiêu cùng nhà vua quá cố để theo ông lên thiên đường nhằm không cho bất cứ người phụ nữ nào đến gần người đàn ông của mình.Phụ nữ ở nhiều tầng lớp trong xã hội Ấn Độ thời xưa thực hiện tục lệ nhảy vào giàn thiêu trên để thể hiện sự chung thủy cũng như bổn phận của người vợ với người chồng quá cố.Một số góa phụ nhận thấy tục lệ trên quá khắc nghiệt, tìm cách chạy trốn nhưng bị bắt và trói lại trước khi đưa lên giàn thiêu dù không muốn chết theo chồng.Đến thế kỷ 19, tục lệ Sati dần suy giảm do xã hội lên án mạnh mẽ tính chất rùng rợn, vô nhân đạo của nó đối với phụ nữ mất chồng.Vào năm 1829, Sati bị cấm thực hiện ở Ấn Độ. Bất chấp lệnh cấm, một số nơi vẫn thực hiện tục tệ đáng sợ này.Mời quý độc giả xem video: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên: Một thoáng hương trầm (nguồn: VTC)
Sati là một tục lệ cổ xưa được thực hiện bởi các tín đồ theo đạo Hindu ở Ấn Độ. Theo các tài liệu lịch sử, Sati là một hình phạt dành cho người phụ nữ có chồng đã qua đời.
Người phụ nữ mới mất chồng buộc phải nhảy vào giàn thiêu như một cách hy sinh bản thân để bày tỏ lòng tôn kính với cái chết của chồng.
Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của tục lệ rùng rợn này có nhiều giả thuyết khác nhau.
Có giả thuyết cho rằng, góa phụ ở Ấn Độ không có vị trí nào trong xã hội sau khi chồng chết. Do vậy, người góa phụ phải hy sinh bản thân trước các vị thần.
Cũng có giả thuyết nói rằng, Sati bắt nguồn từ truyền thuyết về một hoàng hậu nổi tiếng ghen tuông. Vị hoàng hậu này cho rằng, khi nhà vua băng hà và được lên thiên đường, sẽ có rất nhiều phụ nữ đẹp vây quanh.
Vì vậy, hoàng hậu yêu cầu được thiêu cùng nhà vua quá cố để theo ông lên thiên đường nhằm không cho bất cứ người phụ nữ nào đến gần người đàn ông của mình.
Phụ nữ ở nhiều tầng lớp trong xã hội Ấn Độ thời xưa thực hiện tục lệ nhảy vào giàn thiêu trên để thể hiện sự chung thủy cũng như bổn phận của người vợ với người chồng quá cố.
Một số góa phụ nhận thấy tục lệ trên quá khắc nghiệt, tìm cách chạy trốn nhưng bị bắt và trói lại trước khi đưa lên giàn thiêu dù không muốn chết theo chồng.
Đến thế kỷ 19, tục lệ Sati dần suy giảm do xã hội lên án mạnh mẽ tính chất rùng rợn, vô nhân đạo của nó đối với phụ nữ mất chồng.
Vào năm 1829, Sati bị cấm thực hiện ở Ấn Độ. Bất chấp lệnh cấm, một số nơi vẫn thực hiện tục tệ đáng sợ này.
Mời quý độc giả xem video: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên: Một thoáng hương trầm (nguồn: VTC)