Tổ tôm, xóc đĩa... và những quy định "phép vua thua lệ làng"

Google News

Không chỉ trong xã hội hiện đại pháp luật mới có chế tài cấm đánh bạc, mà cách đây nhiều thế kỷ, trong các bộ luật thành văn của nhà nước phong kiến đã cấm việc đánh bạc.

Ở các làng xã Hà Nội xưa, bên cạnh "phép nước", để quản lý trật tự và nhân đinh còn có "lệ làng" quy định cấm đánh bạc. Người vi phạm phải chịu những hình phạt về kinh tế, nặng hơn có thể bị trừng trị theo pháp luật.
Chính những khởi nguyên ban đầu về cấm đánh bạc xưa là một phần cơ sở cho các nhà làm luật trong xã hội hiện đại tham khảo khi soạn thảo các bộ luật quản lý xã hội.
To tom, xoc dia... va nhung quy dinh
Bài Tam cúc (nguồn: internet) 
Một trong những cách tiêu khiển thịnh hành bậc nhất của người Việt là cờ bạc vào lúc rảnh rỗi. Những lễ hội kéo dài hàng tuần hàng tháng vào mùa Xuân đã tạo cơ hội cho mọi người có cơ hội ăn chơi, tụ tập.
Những món cờ bạc thịnh hành trong xã hội xưa có Tài bán, Tổ tôm, Chắn can, Tam cúc, Xóc đĩa, Chẵn lẻ, Quy đất, Quay thò lò, Đánh đáo đĩa, Đánh ba que, hốt lú,…Quy định của các làng xã xưa ở Hà Nội mặc dù có đôi nét khác nhau, song tựu chung lại đều cấm nghiêm việc đánh bạc trong làng xã.
Bởi vì, đánh bạc là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng trộm cắp, một điều tối kỵ trong các làng xã Việt Nam truyền thống. Từ trộm cắp gây ra sự bất ổn và xáo trộn trong các làng xã.
Trách nhiệm của người và đánh bạc
Quy định của các làng xã ghi rõ, trong làng cấm không ai được chứa cờ bạc. Ai không tuân theo, nếu làng xã phát hiện sẽ trình lên quan xử lý theo pháp luật. Ở một số làng, trước khi báo lên quan, người chứa chấp đánh bạc sẽ bị làng phạt.
Người nào trong làng xã đánh bạc mà bị quan bắt quả tang, sau khi tra xét kỹ lưỡng bị phạt ba quan tiền cổ. Ai biết đánh bạc không báo cho quan địa phương cũng bị phạt ba quan tiền cho làng xã.
Những người chơi cờ bạc nếu bị phát hiện sẽ bị quan chức địa phương bắt cả bàn. Sau đó, theo lệ của phố Đình Kim Ngân mỗi người phải nộp phạt cho làng một con lợn giá ba quan tiền.
Trong khi đó, Hương lệ xã Ỷ La và La Nội quy định những người đánh bạc nếu bị bắt thì phạt ba quan tiền cổ, thưởng cho người tố cáo hai phần mười, còn lại nộp vào quỹ của làng xã. Đối với quan lại phạm tội đánh bạc sẽ bị phạt tiền gấp đôi, sau đó tước quyền. Còn trẻ em và phụ nữ nếu tham gia đánh bạc sẽ bị đánh 30 roi.
Để đảm bảo tình hình trong làng xã, nhất là hạn chế việc đánh bạc, quan lại địa phương phải thường xuyên cử người đi tuần tra, lắng nghe dư luận. Trong trường hợp phát hiện bàn bạc phải nghiêm minh trong việc bắt người đánh bạc.
Nếu quan lại có ý dung túng cũng bị phạt tiền. Trong Khoán lệ của xã Tu Hoàng, tổng Kim Thái, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Đông có ghi số tiền quan địa phương phải nộp là sáu mạch tiền cổ.
Thời gian được đánh bạc trong năm
Mặc dù các quy định trong làng xã cấm việc đánh bạc, cũng như lên án hành đồng này, tuy nhiên, trong một năm vào những thời gian nhất định, việc đánh bạc dường như được "làm ngơ" cho dân làng. Thời gian đầu tiên kể đến là trong dịp tết cổ truyền của dân tộc.
Đây là thời gian vui vẻ sau một mùa màng và chuẩn bị cho vụ Xuân tiếp theo. Trong không khí đó, việc đánh bạc được thoải mái trong khoảng ba ngày Tết. Khoán lệ xã Phúc Lý, tổng Tây Tựu, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức tỉnh Hà Đông viết "sau ba ngày tết ai nấy lại chăm chỉ làm việc, không được tụ tập cờ bạc".
Một trường hợp khác được đánh bạc đó là khi trong gia đình có việc vui mà bày tổ tôm, tài bàn hay các hình thức đánh bạc khác đều không bị làng xã xử lý. Trong ngày vui của cả làng (Hội làng) việc đánh bạc cũng không bị cấm.
Theo Helino

>> xem thêm

Bình luận(0)