Thế giới chịu tổn thất ra sao từ các sự cố mất điện?

Google News

Hàng loạt vụ mất điện diện rộng đã xảy ra ở nhiều quốc ra trên thế giới vì nhiều nguyên nhân khác nhau, để lại những bài học đắt giá về công tác quản lý và vận hành mạng lưới điện.

Sự cố mất điện khiến Mỹ thiệt hại 6 tỷ USD
Đợt mất điện lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ xảy ra ngày 24/8/2003 khi một đường điện cao thế tại Northern Ohio chập cháy do chạm phải những cây mọc quá cao.
Số người bị ảnh hưởng trong vụ mất điện này lên tới 50 triệu người, ở các bang New York, Michigan, và Ohio. Sự cố đã gây thiệt hại ước tính khoảng 6 tỷ USD.
The gioi chiu ton that ra sao tu cac su co mat dien?
Thành phố New York "tối thui" trong vụ mất điện lịch sử năm 2003. Ảnh: BuzzFeed News.
Trăm triệu người Indonesia mất điện
Sáng 17/8/2005, sự cố kỹ thuật tại một loạt các nhà máy điện trên đảo Java (Indonesia) đã gây cúp điện trên diện rộng tại ít nhất 2 tỉnh là Tây Java, Banten, một phần đảo du lịch Bali và thủ đô Jakarta, ảnh hưởng đến hơn 120 triệu người sinh sống tại các khu vực trên.
Một hệ lụy của sự cố mất điện này là các vụ cháy nổ xảy trên khắp thủ đô của Indonesia khi người dân dùng nến để thắp sáng thay cho đèn điện trong điều kiện an toàn cháy nổ yếu kém.
Các nước châu Âu đồng loạt chìm trong bóng tối 
Tối ngày 4/11/2006, thủ đô Paris của nước Pháp đột ngột chìm trong bóng đêm. Nhiều khu của bốn nước châu Âu khác cũng chịu cảnh ngộ tương tự.
Nguyên nhân sự cố được xác định là do trời đột ngột trở lạnh ở nước Đức, các máy sưởi đột ngột đồng loạt được sử dụng. Lưới điện bị mất cân đối và trên hai tuyến đường dây dẫn điện bị quá tải. Cầu dao của hệ thống năng lượng châu đã Âu tự ngắt để bảo vệ an toàn cho các thiết bị truyền tải, dẫn đến mất điện diện rộng.
Một phần tư dân số Brazil chìm trong bóng tối
Vào khoảng 22h ngày 10/11/2009, điện bị cúp đột ngột trên diện rộng ở Brazil so sét đã đánh trúng một trong năm đường dây điện cao thế.
Ước tính 50 triệu người ở chín bang, tức hơn một phần tư dân số Brazil, đã phải sống trong bóng tối. Sự cố điện tồi tệ này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao thông và thông tin liên lạc Brazil.
Một nửa Ấn Độ tê liệt vì mất điện
Sự cố mất điện lịch sử tại Ấn Độ xảy ra vào chiều 30/7/2012 khi một hệ thống lưới điện miền Bắc bất ngờ ngừng hoạt động. Cuộc khủng hoảng đã lan sang miền Đông và Đông bắc Ấn Độ khi 2 hệ thống lưới điện khác cũng gặp sự cố.
The gioi chiu ton that ra sao tu cac su co mat dien?-Hinh-2
Màu đen thể hiện các khu vực bị mất điện, gồm cả thủ đô New Delhi, ở Ấn Độ ngày 30/7/2012. Ảnh: WSWS.
Sự cố mất điện được coi là lớn nhất thế giới này đã khiến 670 triệu người, tương đương với hơn một nửa dân số Ấn Độ bị ảnh hưởng.
Pakistan mất điện cả nước
Sáng ngày 23/1/2023, hệ thống lưới điện Pakistan bị sập trên phạm vi cả nước trong vòng 12 giờ, gâyảnh hưởng tới gần 220 triệu dân, trong khi nhiệt độ ngoài trời chỉ khoảng 1 - 2 độ C.
Nguyên nhân sự cố được xác định là hệ thống đã gặp phải tình huống điện áp tăng vọt ở một số điểm khiến các trạm biến áp tự ngắt. Phản ứng của điều độ không kịp thời dẫn đến rã lưới, buộc tất cả các nhà máy điện phải dừng đột ngột.
Bài học từ các “thảm họa” mất điện
Theo các chuyên gia thuộc Liên minh các nhà khoa học có cùng mối quan tâm (UCS) của Mỹ, nguyên nhân mất điện diện rộng rất đa dạng, tập trung vào 4 dạng sau: Lỗi lưới phân phối; Lỗi đường truyền tải; Thiếu nguồn cung; Cắt điện an toàn công cộng và cắt điện theo kế hoạch. 
Do sự cố truyền tải và phân phối là nguyên nhân phổ biến nhất gây mất điện, nên các biện pháp củng cố cơ sở hạ tầng truyền tải, phân phối là điều cần quan tâm trước tiên. Hơn nữa, người ta cũng nên triển khai các nguồn năng lượng phân tán và lưới điện siêu nhỏ để có thể giảm sự phụ thuộc vào các hệ thống truyền tải, phân phối lớn.
The gioi chiu ton that ra sao tu cac su co mat dien?-Hinh-3
Sự cố truyền tải và phân phối là nguyên nhân phổ biến nhất gây mất điện. Ảnh: IEEFA.
Các nguồn năng lượng phân tán, chẳng hạn như năng lượng mặt trời áp mái, có thể giảm sự phụ thuộc vào hệ thống truyền tải và phân phối. Tuy nhiên, ngay cả với tất cả các biện pháp phân tán lưới điện này, đôi khi vẫn có thể bị mất điện. Và đối với những nơi không thể thiếu điện (các cơ quan quan trọng và khách hàng sử dụng các thiết bị y tế duy trì sự sống), phải có kế hoạch dự phòng. Đây là nơi các lưới điện siêu nhỏ cho các cơ sở quan trọng và hệ thống lưu trữ cộng với năng lượng mặt trời mái nhà có thể đóng vai trò thiết yếu trong việc xây dựng một mạng lưới linh hoạt.
Mặt khác, phần lớn các hộ tiêu thụ điện lại không nằm ở nơi có lợi thế nguồn phát điện, điện năng lượng tái tạo lại không ổn định nên lưới điện phân tán cũng có nhiều nhược điểm về tính ổn định và giá thành.
Như vậy, cần thiết liên tục nâng cấp đảm bảo tính an toàn và liên tục của hệ thống cung cấp điện.
Thanh Bình

>> xem thêm

Bình luận(0)