Vào ngày 6/5/1937, Lakehurst ở New Jersey, Mỹ là nơi xảy ra thảm kịch Hindenburg chấn động thế giới. Thảm họa kinh hoàng diễn ra trong 30 giây này khiến 36 người thiệt mạng gây rúng động dư luận.Trước khi xảy ra thảm họa kinh hoàng trên, Z 129 Hindenburg được biết đến là khinh khí cầu lớn nhất thế giới. Nó có đường kính 41,2m và chiều dài 245m. Kích thước này lớn gấp 3 lần kích cỡ của máy bay Boeing 747. Không những vậy, khinh khí cầu có vận tốc tối đa đạt 135 km/h.Khinh khí cầu Z 129 Hindenburg được Đức chế tạo năm 1931. Nó được đặt theo tên Tổng thống Đức Marchal Paul von Hindenburg (1847 - 1934).Kể từ khi đi vào hoạt động, khinh khí cầu Z 129 Hindenburg thực hiện 17 chuyến bay chở khách vượt Đại Tây Dương. Theo đó, hơn 2.600 hành khách đã có chuyến du lịch đáng nhớ khi di chuyển bằng khinh khí cầu tối tân và sang trọng. Đa số hành khách đi du lịch bằng khinh khí cầuZ 129 Hindenburg thuộc tầng lớp thượng lưu, chủ các doanh nghiệp hay quan chức chính phủ.Tuy nhiên, không ai có thể ngờ rằng, khinh khí cầu Z 129 Hindenburg gặp thảm họa kinh hoàng vào tháng 5/1937. Theo các tài liệu, vào ngày 3/5/1937, khinh khí cầu khởi hành từ Frankfurt, Đức tới Lakehurst, Mỹ.Đến sáng ngày 6/5, khinh khí cầu Z 129 Hindenburg gặp sự cố khi tới trạm bay ở Lakehurst. Nó tới muộn hơn vài tiếng so với lịch trình do ảnh hưởng của một cơn bão.Vào 7h sáng ngày hôm ấy, khinh khí cầu Z 129 Hindenburg bắt đầu quá trình hạ cánh ở độ cao khoảng 200m. Khi cách mặt đất khoảng 60m, khinh khí cầu đột ngột bốc cháy dữ dội ở phần đuôi rồi nhanh chóng lan rộng tới các khu vực khác.Chỉ trong 30 giây ngắn ngủi, khinh khí cầu Z 129 Hindenburg bốc cháy, phát nổ rồi rơi xuống đất. Trong tình xuống nguy cấp đó, nhiều người liều mình nhảy từ trên khinh khí cầu xuống với hy vọng sẽ có cơ hội sống sót.Do vụ việc xảy ra quá đột ngột nên 35 người trong tổng số 97 người có mặt trên khinh khí cầu thiệt mạng. Một người đứng dưới mặt đất tử vong khi khinh khí cầu Hindenburg lao xuống.Trong suốt nhiều năm sau đó, giới chức trách và các chuyên gia tiến hành điều tra nhằm làm sáng tỏ nguyên nhân khiến 36 người thiệt mạng. Phải tới năm 2013, các nhà khoa học Mỹ công bố nguyên nhân gây ra thảm kịch kinh hoàng năm 1937 là hiện tượng phóng tĩnh điện. Khinh khí cầu của Đức đã bay vào một đám mây tích điện khiến vụ cháy nổ xảy ra.Mời độc giả xem video: Thảm họa rơi máy bay tại Pakistan. Nguồn: VTV24.
Vào ngày 6/5/1937, Lakehurst ở New Jersey, Mỹ là nơi xảy ra thảm kịch Hindenburg chấn động thế giới. Thảm họa kinh hoàng diễn ra trong 30 giây này khiến 36 người thiệt mạng gây rúng động dư luận.
Trước khi xảy ra thảm họa kinh hoàng trên, Z 129 Hindenburg được biết đến là khinh khí cầu lớn nhất thế giới. Nó có đường kính 41,2m và chiều dài 245m. Kích thước này lớn gấp 3 lần kích cỡ của máy bay Boeing 747. Không những vậy, khinh khí cầu có vận tốc tối đa đạt 135 km/h.
Khinh khí cầu Z 129 Hindenburg được Đức chế tạo năm 1931. Nó được đặt theo tên Tổng thống Đức Marchal Paul von Hindenburg (1847 - 1934).
Kể từ khi đi vào hoạt động, khinh khí cầu Z 129 Hindenburg thực hiện 17 chuyến bay chở khách vượt Đại Tây Dương. Theo đó, hơn 2.600 hành khách đã có chuyến du lịch đáng nhớ khi di chuyển bằng khinh khí cầu tối tân và sang trọng. Đa số hành khách đi du lịch bằng khinh khí cầuZ 129 Hindenburg thuộc tầng lớp thượng lưu, chủ các doanh nghiệp hay quan chức chính phủ.
Tuy nhiên, không ai có thể ngờ rằng, khinh khí cầu Z 129 Hindenburg gặp thảm họa kinh hoàng vào tháng 5/1937. Theo các tài liệu, vào ngày 3/5/1937, khinh khí cầu khởi hành từ Frankfurt, Đức tới Lakehurst, Mỹ.
Đến sáng ngày 6/5, khinh khí cầu Z 129 Hindenburg gặp sự cố khi tới trạm bay ở Lakehurst. Nó tới muộn hơn vài tiếng so với lịch trình do ảnh hưởng của một cơn bão.
Vào 7h sáng ngày hôm ấy, khinh khí cầu Z 129 Hindenburg bắt đầu quá trình hạ cánh ở độ cao khoảng 200m. Khi cách mặt đất khoảng 60m, khinh khí cầu đột ngột bốc cháy dữ dội ở phần đuôi rồi nhanh chóng lan rộng tới các khu vực khác.
Chỉ trong 30 giây ngắn ngủi, khinh khí cầu Z 129 Hindenburg bốc cháy, phát nổ rồi rơi xuống đất. Trong tình xuống nguy cấp đó, nhiều người liều mình nhảy từ trên khinh khí cầu xuống với hy vọng sẽ có cơ hội sống sót.
Do vụ việc xảy ra quá đột ngột nên 35 người trong tổng số 97 người có mặt trên khinh khí cầu thiệt mạng. Một người đứng dưới mặt đất tử vong khi khinh khí cầu Hindenburg lao xuống.
Trong suốt nhiều năm sau đó, giới chức trách và các chuyên gia tiến hành điều tra nhằm làm sáng tỏ nguyên nhân khiến 36 người thiệt mạng. Phải tới năm 2013, các nhà khoa học Mỹ công bố nguyên nhân gây ra thảm kịch kinh hoàng năm 1937 là hiện tượng phóng tĩnh điện. Khinh khí cầu của Đức đã bay vào một đám mây tích điện khiến vụ cháy nổ xảy ra.
Mời độc giả xem video: Thảm họa rơi máy bay tại Pakistan. Nguồn: VTV24.