Trong những năm gần đây, giới khoa học thực hiện nhiều nghiên cứu về những thảm họa kinh hoàng có khả năng hủy diệt cuộc sống của nhân loại trên phạm vi toàn cầu.Bên cạnh chiến tranh hạt nhân, các chuyên gia chỉ ra một số thảm họa kinh hoàng tiềm ẩn nguy cơ đe dọa sự tồn vong của nền văn minh Trái đất.Một trong những mối nguy hiểm đe dọa sự tồn vong của nhân loại là thảm họa thời tiết không gian. Theo các chuyên gia, bão Mặt trời (gió Mặt Trời) là một thảm họa thời tiết vô cùng nguy hiểm khi có thể giải phóng những khối vật chất cực quang (CME) mang năng lượng lớn hướng vể Trái Đất.Hậu quả của thảm kịch này khiến các thiết bị điện tử ngoài không gian cũng như hệ thống điện, hệ thống liên lạc và sức khỏe con người trên Trái đất có nguy cơ dừng hoạt động và gây thiệt hại nghiêm trọng. Thậm chí, bão Mặt Trời có thể làm biến dạng từ trường Trái Đất.Các chuyên gia còn cho biết vũ trụ ẩn chứa nhiều hiểm họa mà chúng ta không thể biết trước được.Nếu một thiên thạch khổng lồ va chạm với Trái đất thì nhân loại có thể đối mặt với hậu quả khủng khiếp như cả khu vực rộng lớn bị hủy diệt hoàn toàn.Không chỉ thiên thạch, nếu một tiểu hành tinh "tấn công" Trái đất thì sự tàn phá của nó không kém gì vũ khí hạt nhân khi được kích nổ.Thêm nữa, rác thải vũ trụ từ những vệ tinh nhân tạo, tàu vũ trụ, tên lửa của một số nước hết hạn sử dụng được tiến hành tiêu hủy tạo ra mối nguy hiểm lớn.Nguyên do là vì các chuyên gia không thể tính toán chính xác điểm rơi của những mảnh vỡ của vệ tinh nhân tạo hay tàu vũ trụ.Những mảnh vỡ này trôi nổi trong vũ trụ và không biết bao giờ sẽ rơi xuống Trái đất và gây ra những thảm kịch kinh hoàng, đe dọa cuộc sống của con người.
Mời quý độc giả xem video: Kỷ niệm 28 năm thảm họa Chernobyl (nguồn: VTC14).
Trong những năm gần đây, giới khoa học thực hiện nhiều nghiên cứu về những thảm họa kinh hoàng có khả năng hủy diệt cuộc sống của nhân loại trên phạm vi toàn cầu.
Bên cạnh chiến tranh hạt nhân, các chuyên gia chỉ ra một số thảm họa kinh hoàng tiềm ẩn nguy cơ đe dọa sự tồn vong của nền văn minh Trái đất.
Một trong những mối nguy hiểm đe dọa sự tồn vong của nhân loại là thảm họa thời tiết không gian. Theo các chuyên gia, bão Mặt trời (gió Mặt Trời) là một thảm họa thời tiết vô cùng nguy hiểm khi có thể giải phóng những khối vật chất cực quang (CME) mang năng lượng lớn hướng vể Trái Đất.
Hậu quả của thảm kịch này khiến các thiết bị điện tử ngoài không gian cũng như hệ thống điện, hệ thống liên lạc và sức khỏe con người trên Trái đất có nguy cơ dừng hoạt động và gây thiệt hại nghiêm trọng. Thậm chí, bão Mặt Trời có thể làm biến dạng từ trường Trái Đất.
Các chuyên gia còn cho biết vũ trụ ẩn chứa nhiều hiểm họa mà chúng ta không thể biết trước được.
Nếu một thiên thạch khổng lồ va chạm với Trái đất thì nhân loại có thể đối mặt với hậu quả khủng khiếp như cả khu vực rộng lớn bị hủy diệt hoàn toàn.
Không chỉ thiên thạch, nếu một tiểu hành tinh "tấn công" Trái đất thì sự tàn phá của nó không kém gì vũ khí hạt nhân khi được kích nổ.
Thêm nữa, rác thải vũ trụ từ những vệ tinh nhân tạo, tàu vũ trụ, tên lửa của một số nước hết hạn sử dụng được tiến hành tiêu hủy tạo ra mối nguy hiểm lớn.
Nguyên do là vì các chuyên gia không thể tính toán chính xác điểm rơi của những mảnh vỡ của vệ tinh nhân tạo hay tàu vũ trụ.
Những mảnh vỡ này trôi nổi trong vũ trụ và không biết bao giờ sẽ rơi xuống Trái đất và gây ra những thảm kịch kinh hoàng, đe dọa cuộc sống của con người.
Mời quý độc giả xem video: Kỷ niệm 28 năm thảm họa Chernobyl (nguồn: VTC14).