Văn hóa Sa Huỳnh có niên đại từ khoảng năm 1000 TCN đến cuối thế kỷ thứ 2 trên địa bàn các tỉnh từ Quảng Bình đến các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Nền văn hóa này nổi tiếng với các món đồ trang sức tinh tế và kỹ thuật làm thủy tinh điêu luyện. Ảnh: Các món đồ trang sức Sa Huỳnh được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia ở Hà Nội.Khi khai quật các khu mộ táng của văn hóa Sa Huỳnh, các nhà khảo cổ đã tìm thấy hàng nghìn món đồ trang sức độc đáo.Vật liệu phổ biến nhất được người Sa Huỳnh sử dụng để chế tác đồ trang sức là đá và mã não với rất nhiều chủng loại, như vòng tay, khuyên tai, vòng cổ, nhẫn...Đặc biệt, người Sa Huỳnh đã biết làm đồ trang sức bằng thủy tinh. Vật liệu này có thể coi là một thành tựu rực rỡ của văn hóa Sa Huỳnh.Các cư dân Sa Huỳnh đã dùng cát trắng để nấu thủy tinh làm bát lọ và đặc biệt những chuỗi hạt trang sức bằng thủy tinh.Chúng không những đa dạng về kiểu dáng mà còn phong phú về màu sắc như xanh lơ, xanh đen, xanh lá mạ, xám, tím, đỏ và nâu.Một dạng trang sức nổi bật khác của người Sa Huỳnh là khuyên tai ba mấu dành cho phụ nữ và khuyên tai hai đầu thú của nam giới.Nếu khuyên tai ba mấu dịu dàng, tinh tế và khá duyên dáng thì khuyên tai hai đầu thú lại thể hiện chất dũng mãnh, kiêu hãnh và cường tráng của nam giới.Sự độc đáo về kiểu dáng và đa dạng về chất liệu của các món đồ trang sức cho thấy trình độ kỹ thuật cao cùng sự tinh tế trong gu thẩm mĩ của các cư dân nền văn hóa Sa Huỳnh.Một số hình ảnh khác về các món đồ trang sức của văn hóa Sa Huỳnh.
Văn hóa Sa Huỳnh có niên đại từ khoảng năm 1000 TCN đến cuối thế kỷ thứ 2 trên địa bàn các tỉnh từ Quảng Bình đến các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Nền văn hóa này nổi tiếng với các món đồ trang sức tinh tế và kỹ thuật làm thủy tinh điêu luyện. Ảnh: Các món đồ trang sức Sa Huỳnh được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia ở Hà Nội.
Khi khai quật các khu mộ táng của văn hóa Sa Huỳnh, các nhà khảo cổ đã tìm thấy hàng nghìn món đồ trang sức độc đáo.
Vật liệu phổ biến nhất được người Sa Huỳnh sử dụng để chế tác đồ trang sức là đá và mã não với rất nhiều chủng loại, như vòng tay, khuyên tai, vòng cổ, nhẫn...
Đặc biệt, người Sa Huỳnh đã biết làm đồ trang sức bằng thủy tinh. Vật liệu này có thể coi là một thành tựu rực rỡ của văn hóa Sa Huỳnh.
Các cư dân Sa Huỳnh đã dùng cát trắng để nấu thủy tinh làm bát lọ và đặc biệt những chuỗi hạt trang sức bằng thủy tinh.
Chúng không những đa dạng về kiểu dáng mà còn phong phú về màu sắc như xanh lơ, xanh đen, xanh lá mạ, xám, tím, đỏ và nâu.
Một dạng trang sức nổi bật khác của người Sa Huỳnh là khuyên tai ba mấu dành cho phụ nữ và khuyên tai hai đầu thú của nam giới.
Nếu khuyên tai ba mấu dịu dàng, tinh tế và khá duyên dáng thì khuyên tai hai đầu thú lại thể hiện chất dũng mãnh, kiêu hãnh và cường tráng của nam giới.
Sự độc đáo về kiểu dáng và đa dạng về chất liệu của các món đồ trang sức cho thấy trình độ kỹ thuật cao cùng sự tinh tế trong gu thẩm mĩ của các cư dân nền văn hóa Sa Huỳnh.
Một số hình ảnh khác về các món đồ trang sức của văn hóa Sa Huỳnh.