Hiện vật bằng vàng được chế tác bằng kỹ thuật dập nổi, phát hiện tại gof 1A khu di tích Cát Tiên, niên đại thế kỷ 8-10. Di tích Cát Tiên còn gọi là thánh địa Cát Tiên, là quần thể di chỉ được phát hiện từ năm 1985, thuộc địa phận xã Quảng Ngãi và xã Đức Phổ, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng.Một số hiện vật bằng vàng được chế tác bằng kỹ thuật khắc miết, phát hiện tại gò 2A, 2B, di tích Cát Tiên, niên đại khoảng thế kỷ 7-8. Thánh địa Cát Tiên hình thành vào khoảng thế kỷ 4-8, thuộc về một nền văn hóa mà cho đến nay chủ nhân vẫn chưa được xác định rõ ràngHình rùa bằng vàng chế tác bằng kỹ thuật dập nổi, phát hiện tại gò 1A, niên đại khoảng thế kỷ 8-10. Qua 8 lần khai quật di tích Cát Tiên từ năm 1994-2006, các nhà khoa học đã thu thập được trên 1.000 hiện vật, tiêu biểu nhất đó là bộ sưu tập hàng trăm hiện vật bằng vàng, bạc, đá quý.Rất nhiều hiện vật bằng vàng tìm thấy ở di tích Cát Tiên thể hiện các hình ảnh mang tính chất Hindu giáo như các vị thần (Brahma, Uma, Siva…), các tu sĩ.Ngoài ra, một số hiện vật dạng này cũng có thể là những nhân vật trong sử thi Ramayana của Ấn Độ như khỉ thần Hanuman, vua quỷ Ravana...Hình tượng bò, con vật thiêng trong Hindu giáo được khắc trên một lá vàng.Hình ảnh một bệ thờ được tái hiện trên chất liệu vàng.Một dạng hiện vật bằng vàng phổ biến khác là những là mảnh vàng dát mỏng cắt hình bông hoa. Trong ảnh là một bông hoa bằng vàng phát hiện tại mộ chum khu di tích Cát Tiên.Một hiện vật bằng vàng được chế tác bằng kỹ thuật khắc miết, phát hiện tại gò 2A di tích Cát Tiên, niên đại thế kỷ 8-10Hiện vật bằng vàng hình hoa và bò thần, phát hiện tại gò Ga, khu di tích Cát Tiên, niên đại thế kỷ 8-10.Một số hiện vật bằng vàng phát hiện tại gò 3, niên đại thế kỷ 8-10. Các nhà nghiên cứu đánh giá, hiện vật vàng Cát Tiên được tạo hình với các đường mảnh mai, phóng khoáng, hòa nhập vào nhau tạo ra một bức tranh hoàn chỉnh về một thời kỳ rực rỡ, hưng thịnh của văn hóa Cát Tiên.Dạng hiện vật đặc biệt nhất ở di tích Cát Tiên là những Linga - Yoni bằng vàng, bạc, đồng, thạch anh rất phong phú và sinh động, trong đó có một Linga bằng vàng được xác định là nhỏ nhất Việt Nam. Trong ảnh là các Linga bằng vàng và bạc phát hiện tại gò 1A, 6B, niên đại thế kỷ 8- 10.Phù điêu thần Shiva bằng bạc, phát hiện năm 1985 tại hố thám sát trung tâm khu di tích Cát Tiên, niên đại thế kỷ 8-10.Một số hiện vật bằng đá thạch anh phát hiện tại gò 1A, niên đại thế kỷ 8-10. (Hình ảnh trong bài được thực hiện tại Bảo tàng Lâm Đồng).Nghe ca khúc Việt nam quê hương tôi.
Hiện vật bằng vàng được chế tác bằng kỹ thuật dập nổi, phát hiện tại gof 1A khu di tích Cát Tiên, niên đại thế kỷ 8-10. Di tích Cát Tiên còn gọi là thánh địa Cát Tiên, là quần thể di chỉ được phát hiện từ năm 1985, thuộc địa phận xã Quảng Ngãi và xã Đức Phổ, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng.
Một số hiện vật bằng vàng được chế tác bằng kỹ thuật khắc miết, phát hiện tại gò 2A, 2B, di tích Cát Tiên, niên đại khoảng thế kỷ 7-8. Thánh địa Cát Tiên hình thành vào khoảng thế kỷ 4-8, thuộc về một nền văn hóa mà cho đến nay chủ nhân vẫn chưa được xác định rõ ràng
Hình rùa bằng vàng chế tác bằng kỹ thuật dập nổi, phát hiện tại gò 1A, niên đại khoảng thế kỷ 8-10. Qua 8 lần khai quật di tích Cát Tiên từ năm 1994-2006, các nhà khoa học đã thu thập được trên 1.000 hiện vật, tiêu biểu nhất đó là bộ sưu tập hàng trăm hiện vật bằng vàng, bạc, đá quý.
Rất nhiều hiện vật bằng vàng tìm thấy ở di tích Cát Tiên thể hiện các hình ảnh mang tính chất Hindu giáo như các vị thần (Brahma, Uma, Siva…), các tu sĩ.
Ngoài ra, một số hiện vật dạng này cũng có thể là những nhân vật trong sử thi Ramayana của Ấn Độ như khỉ thần Hanuman, vua quỷ Ravana...
Hình tượng bò, con vật thiêng trong Hindu giáo được khắc trên một lá vàng.
Hình ảnh một bệ thờ được tái hiện trên chất liệu vàng.
Một dạng hiện vật bằng vàng phổ biến khác là những là mảnh vàng dát mỏng cắt hình bông hoa. Trong ảnh là một bông hoa bằng vàng phát hiện tại mộ chum khu di tích Cát Tiên.
Một hiện vật bằng vàng được chế tác bằng kỹ thuật khắc miết, phát hiện tại gò 2A di tích Cát Tiên, niên đại thế kỷ 8-10
Hiện vật bằng vàng hình hoa và bò thần, phát hiện tại gò Ga, khu di tích Cát Tiên, niên đại thế kỷ 8-10.
Một số hiện vật bằng vàng phát hiện tại gò 3, niên đại thế kỷ 8-10. Các nhà nghiên cứu đánh giá, hiện vật vàng Cát Tiên được tạo hình với các đường mảnh mai, phóng khoáng, hòa nhập vào nhau tạo ra một bức tranh hoàn chỉnh về một thời kỳ rực rỡ, hưng thịnh của văn hóa Cát Tiên.
Dạng hiện vật đặc biệt nhất ở di tích Cát Tiên là những Linga - Yoni bằng vàng, bạc, đồng, thạch anh rất phong phú và sinh động, trong đó có một Linga bằng vàng được xác định là nhỏ nhất Việt Nam. Trong ảnh là các Linga bằng vàng và bạc phát hiện tại gò 1A, 6B, niên đại thế kỷ 8- 10.
Phù điêu thần Shiva bằng bạc, phát hiện năm 1985 tại hố thám sát trung tâm khu di tích Cát Tiên, niên đại thế kỷ 8-10.
Một số hiện vật bằng đá thạch anh phát hiện tại gò 1A, niên đại thế kỷ 8-10. (Hình ảnh trong bài được thực hiện tại Bảo tàng Lâm Đồng).
Nghe ca khúc Việt nam quê hương tôi.