Thời kỳ Tam quốc, Tôn Quyền nhiều lần nhấn mạnh không thể giết Quan Vũ, nhưng tại sao Lã Mông lại không tuân lệnh mà lại làm theo ý mình, quyết truy cùng giết tận?
Thực ra có nhiều nguyên nhân khiến Lã Mông giết chết Quan Vũ, trong đó phải kể đến một số lí do như sau:
Thứ nhất, Lã Mông muốn mượn tiếng Quan Vũ để nâng cao thanh thế của bản thân.
Việc này giống với việc một người đứng lên thách thức một võ sư vô cùng nổi tiếng rồi đánh bại đối phương, lúc ấy mọi người đều sẽ nhớ đến người đó. Theo cách này, anh ta sẽ có được danh tiếng tài giỏi hơn người, từ đó xây dựng nên uy danh của chính mình.
Cũng như thế, Quan Vũ trong thời kỳ Tam quốc là vị tướng vô cùng nổi tiếng, nếu như có thể đánh bại Quan Vũ, Lã Mông có thể tiết kiệm được 20 năm phấn đấu để được người người biết đến cũng như được ghi danh vào sử sách.
Thứ hai, Lã Mông từng bị Quan Vũ sỉ nhục rất thê thảm cho nên trong lòng vẫn mang lòng thù oán, giết Quan Vũ chính là vì báo thù.
Lục Tốn giống với Lã Mông, đều bị Quan Vũ coi khinh là kẻ tiểu nhân. Trong mắt Quan Vũ, hai người họ chỉ là nhân vật bé nhỏ chẳng đáng phải để tâm, còn Quan Vũ địa vị cao quý nên rất kiêu ngạo.
Năm Kiến An thứ 24, Tôn Quyền phái Lã Mông bất ngờ đánh chiếm Kinh Châu, Quan Vũ thất bại phải chạy về Mạch Thành, phá vòng vây tới được Lâm Thư thì bị bắt giết. Thục Hán tổn thất nặng nề, không những mất đi vùng đất chiến lược trọng yếu là Kinh Châu, còn mất đi Quan Vũ và nhiều tướng lĩnh khác.
Nếu xét theo tâm lý của một người bình thường, nếu có ai đó rất coi thường bạn, liệu bạn có tức giận không? Đến khi kẻ coi thường người khác kia bị trở thành tù nhân, còn bản thân người từng bị coi thường, bị sỉ nhục lại có cơ hội để trả thù, chắc hẳn chẳng ai bỏ qua cơ hội trả thù ấy cả.
Ngoài ra, việc Lã Mông nhất quyết phải giết Quan Vũ có thể còn xuất phát từ việc ông không muốn Tôn - Lưu liên minh.
Tôn Quyền nhiều lần nhấn mạnh việc không thể giết hại Quan Vũ là bởi vì Tôn Quyền là người hiểu rõ nhất thực lực của nước Ngô, giết Quan Vũ đồng nghĩa với việc trở mặt hoàn toàn với Lưu Bị.
Mà trở mặt với Lưu Bị, Tôn Quyền cũng không được tốt đẹp gì, nước Ngô sẽ đối mặt với nguy cơ sớm chiều, cho nên trong ba nước, Tôn Quyền không thể đắc tội với ai, chỉ khi liên minh Tôn - Lưu còn được duy trì thì Đông Ngô của Tôn Quyền cùng Thục Hán của Lưu Bị mới có thể tiếp tục tồn tại trên bản đồ.
Một lý do khác giải thích cho việc không thể giết Quan Vũ, đó là giống với lí do Lưu Bị và Gia Cát Lượng cố ý tha chết, thả Tào Tháo đi tại Hoa Dung Đạo, chỉ khác là Quan Vũ lần này gặp chuyện giống với Tào Tháo năm ấy, nhưng sau cùng lại có kết cục khác với Tào Tháo.
Từ việc sau này Lưu Bị dốc hết binh lực nhà Thục quyết tâm tấn công Đông Ngô, có thể thấy được rằng, Tôn Quyền quả thực là một chính trị gia có tầm nhìn xa hơn người.