Tại sao hai người bát tự giống nhau, nhưng cuộc đời lại khác biệt?

Google News

Số mệnh có thật sự tồn tại không? Tại sao hai người bát tự giống nhau, nhưng cuộc đời lại hoàn toàn khác biệt? Câu trả lời theo quan điểm Phật Giáo khiến ai nấy đều kính phục.

Bát tự giống nhau, nhưng cuộc đời lại hoàn toàn khác biệt
Về bát tự, lâu nay con người luôn tranh ãái vì một câu hỏi sau: Nó có thật sự tồn tại không? Tại sao hai người bát tự giống nhau, nhưng cuộc đời lại hoàn toàn khác biệt? Những người sinh cùng năm, cùng tháng, cùng ngày, cùng giờ, cùng phút, cùng giây vì sao chỉ có một người làm vua, thậm chí có kẻ sống trong nghèo hèn, tủi khổ? Nếu bát tự linh nghiệm. Chẳng phải số phận họ phải giống nhau mới đúng sao?
Tai sao hai nguoi bat tu giong nhau, nhung cuoc doi lai khac biet?
Ảnh minh họa. 
Tự hỏi, trên đời này nễu mỗi ngày cùng là “ngày” cả, thế tại sao còn có xuân hạ thu đông? Ðất cũng là cùng một quả đất, vì sao có chỗ này có nước, chỗ kia khô hạn? Cùng một mảnh đất, cùng một hạt lúa, cùng trồng sáu tháng vì sao có cây cao, cây thấp? Thân thể con người là một khối thống nhất, tại sao chỉ có gan mọc khối u còn những tạng phủ khác thì không bị? Vậy, bát tự có thật sự tồn tại và quyết định vận mệnh của con người không?
Lý giải dưới góc nhìn của Phật Giáo
1. Số mệnh là nghiệp báo
Lời Phật dạy: Con người sống trên đời, mỗi việc làm đều tích nghiệp. Làm việc tốt thì nhận lại nghiệp thiện. Làm việc xấu thì gánh chịu báo ứng. Nghiệp này luân hồi từ kiếp này sang kiếp khác. Đầu thai không phải là một cuộc đời hoàn toàn mới, mà là quá trình kế thừa nghiệp của kiếp trước.
Vốn dĩ, nghiệp tạo nên mệnh, thế nên mới có chuyện một người sinh vào giờ lành tháng tốt, còn người kia sinh vào thời điểm đại hạn. Tất cả tưởng chừng ngẫu nhiên nhưng đều có quy luật. Phúc họa bao nhiêu đều được đo lường bằng nghiệp, và khi đầu thai kiếp mới nghiệp ấy sẽ thành mệnh, tạo nên bát tự, tử vi.
2. Phật trở lời: Tại sao cùng bát tự mà số mệnh khác nhau?
Phật dạy: Thời điểm con người ra đời chính là vạch xuất phát trên dương thế. Vạch xuất phát khác nhau thì mệnh khác nhau. Nhưng không đồng nghĩa, vạch đích tốt sẽ trọn đời phú quý. Trong quá trình sống, tích đức hành thiện hay gieo rắc ác nghiệp, sẽ quyết định tất cả, tạo ra sự khác biệt giữa những người có cùng bát tự.
Một người bát tự tốt, nhưng lại những việc xấu xa đồi bại, không từ thủ đoạn, thì phúc tiêu tan. Còn ngược lại, một người bát tự toàn hung tinh chiếu rọi, nhưng nếu có nghị lực vươn lên, nói điều hay, làm việc thiện, thiện khí sẽ quy tụ. Sau khi nợ trả hết, sẽ trọn đời viên mãn.
Phật dạy, phúc không bất biến và tồn tại mãi mãi. Bát tự chỉ là bước xuất phát tạm thời, chiếm 20% số phận. Còn lại, thành bại thế nào đều tùy thuộc ở việc bạn hướng tâm về đâu, tu thân ra sao, và tích đức thế nào.
Theo Xuân Quỳnh/Khỏe & Đẹp

>> xem thêm

Bình luận(0)