Câu niệm thứ nhất: Chẳng sao cả, đó không phải là chuyện đáng để bận tâm.
Khoa học chứng minh, tức giận không hẳn là xấu. Nhận thức được sự ngang trái, chúng ta mới có thể giác ngộ và thay đổi. Tuy nhiên, nếu không biết kiềm chế bản thân, chuyện bé xé ra to, sẽ khiến sự nghiệp của ta chao đảo, bị tiểu nhân thừa cơ ám hại.
Vô tình bị dẫm vào chân, chẳng sao cả, vì nào chảy máu. Cãi vã vì không thể tìm được tiếng nói chung, đó không phải chuyện đáng bận tâm, bởi mỗi người một góc nhìn. Tức giận không giải quyết được gì, dù bạn là người bị hại. Bởi nói lời cay đắng, nộ khí dâng cao, chỉ khiến bạn trở nên hằn học và xấu xí hơn thôi.
|
Ảnh minh họa. |
Cổ nhân vẫn dạy: nhịn một bước, biển rộng trời cao, khoan dung độ lượng là cốt cách của người quân tử. Con người, không ai không có lỗi lầm. Nhẫn không phải chịu nhục, mà là gìn giữ mọi chuyện dĩ hòa vi quý.
Câu niệm thứ hai: Chỉ đến vậy thôi ư? Cũng không tồi đâu!
Một lần vấp ngã đều có thể làm lại từ đầu. Một lần chịu thiệt thòi, cũng chẳng làm bạn sứt da mẻ trán. Trên đời, nhiều người phải trải qua vô sô nghịch cảnh, nếm trải muôn ngàn đắng cay, vẫn có thể xem mọi chuyện nhẹ tựa lông hồng: “Chỉ đến vậy thôi ư? Cũng không tồi đâu!” Họ làm được như vậy, còn bạn sao lại không thể?
Bị chèn ép, tức giận cũng chẳng thể khá hơn. Bị cướp đoạt, tức giận cũng chẳng thể đoạt về. Bị vu oan, tức giận cũng chẳng thể khiến lòng người thấu hiểu. Vậy tức giận, để bản thân mất hết lý trí, làm những chuyện điên rồ, đánh mất bản thân, liệu có nghĩa lý gì?
Phật dạy: “Giữ sự bực tức trong người giống như bạn đang cầm than nóng trên tay với mục đích ném vào người khác. Bạn chính là người đầu tiên bị đốt cháy”. Hãy học cách tha thứ, cho chính mình và cho cả đối phương. Bạn xứng đáng được tôn trọng, đừng bao giờ cho phép bất cứ cảm xúc tiêu cực nào làm tổn thương chính mình.