Bom hạt nhân là một trong những vũ khí nguy hiểm nhất mà con người từng sản xuất và sử dụng trong thực tiễn. Trong vụ thử hạt nhân đầu tiên ở New Mexico, một người phụ nữ mù có tên Georgia Green cho hay bà đã hỏi anh trai về ánh sáng chói lòa trong vụ thử bom trên là gì trong khi họ ở cách địa điểm thử bom nguyên tử tới 50 dặm.Sau khi Chiến tranh thế giới 2 kết thúc, hàng triệu quả bom và đầu đạn hạt nhân "ngủ vùi" dưới đáy đại dương. Lý do là vì chính phủ các nước không tìm thấy số vũ khí chết người trên để trục vớt.Năm 1976, thành phố Brescia, Italy bị sét đánh. Đáng buồn là địa điểm bị sét đánh là nơi lưu trữ thuốc súng. Hậu quả là một vụ nổ kinh hoàng xảy ra cướp đi sinh mạng của gần 3.000 người.Vào những năm 70, các kỹ sư xem xét việc sử dụng các vụ nổ hạt nhân trong các dự án xây dựng.Những nhiếp ảnh gia, nhà làm phim tác nghiệp tại hiện trường các vụ thử bom nguyên tử phải đánh cược mạng sống của họ. Nhiều người trong số này qua đời vì căn bệnh ung thư có liên quan đến những vụ thử hạt nhân.93% vũ khí hạt nhân trên thế giới thuộc sở hữu của Mỹ và Nga.Năm 1968, một máy bay ném bom của Mỹ bị rơi ở Greenland. Chính phủ Mỹ đã thu hồi được 4 quả bom hạt nhân sau vụ tai nạn trên. Đến năm 2008, một thông tin gây chấn động được công bố cho hay một trong những quả bom vẫn bị mắc kẹt trong lớp băng ở Greenland.Năm 1947, Hạm Đội Hoàng Gia Anh đã cho kích nổ 6.700 tấn thuốc nổ Heligoland chứa ở một kho vũ khí tại hòn đảo nhỏ của Đức ở Biển Bắc. Vụ nổ này được đánh giá là một trong những vụ nổ phi hạt nhân lớn nhất lịch sử.Trong 60 năm qua, hơn 2.000 vụ thử hạt nhân được tiến hành.Bom hạt nhân lớn nhất từng được cho phát nổ là bom Sa hoàng (Tsar Bomba). Liên Xô đã cho thử nghiệm bom Sa hoàng với sức công phá 50 megaton năm 1961. Sức hủy diệt của bom Sa hoàng lớn gấp 1.570 lần hai quả bom nguyên tử thả xuống thành phố Hiroshima và Nagasaki (Nhật Bản) cộng lại.
Bom hạt nhân là một trong những vũ khí nguy hiểm nhất mà con người từng sản xuất và sử dụng trong thực tiễn. Trong vụ thử hạt nhân đầu tiên ở New Mexico, một người phụ nữ mù có tên Georgia Green cho hay bà đã hỏi anh trai về ánh sáng chói lòa trong vụ thử bom trên là gì trong khi họ ở cách địa điểm thử bom nguyên tử tới 50 dặm.
Sau khi Chiến tranh thế giới 2 kết thúc, hàng triệu quả bom và đầu đạn hạt nhân "ngủ vùi" dưới đáy đại dương. Lý do là vì chính phủ các nước không tìm thấy số vũ khí chết người trên để trục vớt.
Năm 1976, thành phố Brescia, Italy bị sét đánh. Đáng buồn là địa điểm bị sét đánh là nơi lưu trữ thuốc súng. Hậu quả là một vụ nổ kinh hoàng xảy ra cướp đi sinh mạng của gần 3.000 người.
Vào những năm 70, các kỹ sư xem xét việc sử dụng các vụ nổ hạt nhân trong các dự án xây dựng.
Những nhiếp ảnh gia, nhà làm phim tác nghiệp tại hiện trường các vụ thử bom nguyên tử phải đánh cược mạng sống của họ. Nhiều người trong số này qua đời vì căn bệnh ung thư có liên quan đến những vụ thử hạt nhân.
93% vũ khí hạt nhân trên thế giới thuộc sở hữu của Mỹ và Nga.
Năm 1968, một máy bay ném bom của Mỹ bị rơi ở Greenland. Chính phủ Mỹ đã thu hồi được 4 quả bom hạt nhân sau vụ tai nạn trên. Đến năm 2008, một thông tin gây chấn động được công bố cho hay một trong những quả bom vẫn bị mắc kẹt trong lớp băng ở Greenland.
Năm 1947, Hạm Đội Hoàng Gia Anh đã cho kích nổ 6.700 tấn thuốc nổ Heligoland chứa ở một kho vũ khí tại hòn đảo nhỏ của Đức ở Biển Bắc. Vụ nổ này được đánh giá là một trong những vụ nổ phi hạt nhân lớn nhất lịch sử.
Trong 60 năm qua, hơn 2.000 vụ thử hạt nhân được tiến hành.
Bom hạt nhân lớn nhất từng được cho phát nổ là bom Sa hoàng (Tsar Bomba). Liên Xô đã cho thử nghiệm bom Sa hoàng với sức công phá 50 megaton năm 1961. Sức hủy diệt của bom Sa hoàng lớn gấp 1.570 lần hai quả bom nguyên tử thả xuống thành phố Hiroshima và Nagasaki (Nhật Bản) cộng lại.