Nếu như quá nặng, tại sao lại không bỏ xuống?
Người thầy hỏi học trò: "Dạo này con thế nào?" Anh ta nói: "Lòng con luôn vô cùng nặng nề". Sau đó, anh ta kể ra muôn vàn đau khổ trong cuộc sống. Người thầy không nói lời nào, luôn lắng nghe trong yên lặng.
Khi anh ta kể xong, người thầy bảo: "Được rồi, đừng nói thêm nữa. Thầy đi ra ngoài một chuyến đã, đợi thầy về rồi chúng ta sẽ nói tiếp." Sau đó ông cầm một tờ giấy trắng, để học trò cầm lấy quỳ trước tượng Phật. Còn mình thì vào trong nghì ngơi.
Mười phút trôi qua, anh ta cảm thấy mình sắp không chịu nổi nữa; hai mươi phút trôi qua, anh ta cảm thất mình rất vất vả; ba mươi phút trôi qua, lúc này anh ta cảm thấy tờ giấy trắng đã không còn là một tờ giấy trắng, mà trở thành hàng ngàn hàng vạn tờ giấy trắng, nặng tựa ngàn cân.
Đúng lúc anh ta sắp ngất đến nơi, người thầy xuất hiện, hiền từ hỏi: "Con cảm thấy thế nào?"
Anh ta đạp: "Tờ giấy này sao lại nặng như thế? Con sắp ngất mất rồi."
Người thầy nói: "Nếu như nó quá nặng, tại sao con không bỏ nó xuống? Thật ra một tờ giấy rất nhẹ. nhưng nếu con không biết từ bỏ, nó sẽ trở nên rất nặng nề."
Nếu lòng quá nặng, hãy học cách buông bỏ
Ai trong chúng ta, chắc hẳn đều từng trải qua những lúc như thế này: Đối diện với tình cảm và cuộc sống không như ý, nhưng không biết làm sao để nhẹ lòng hơn? Rất nhiều lúc, buông bỏ thì lòng lại không nỡ. Nhưng nếu tiếp tục, cả tâm và thân đều mệt mỏi, luôn cảm thấy khó xử và giày vò.
Thực ra, tất thảy phiền não trên đời đều bắt nguồn từ bản tính cố chấp và thích so bì của bản thân. Nhân sinh ngắn ngủi, cuộc sống vô thường, vì vậy đừng làm khó chính mình.