Trong hậu cung của Hoàng đế Càn Long có thể nói rằng có hàng trăm bông hoa đang nở rộ, từ Mãn Châu, Hán, Mông Cổ, Duy Ngô Nhĩ, thậm chí có cả nữ nhân đến từ Triều Tiên. Tuy nhiên, không phải tất cả họ đều được Hoàng đế sủng ái, cũng có rất nhiều người đã kết thúc cuộc đời trong bi thảm.
Chẳng hạn như Kế Hoàng hậu Huy Phát Na Lạp thị vì cắt tóc nên đã bị thất sủng hay như Thuận Quý phi bị Hoàng đế giáng xuống 2 bậc phi vị.
Ngoài ra còn có một phi tần có số phận đáng thương khác, đó chính là Tường Đáp ứng. Trong các tài liệu lịch sử không có bất kỳ ghi chép nào về gia thế, danh tính, ngày tháng năm sinh dù Tường Đáp ứng đã nhập cung từ năm Càn Long thứ 18. Có thể chính Hoàng đế Càn Long đã hạ lệnh hủy đi mọi ghi chép về vị phi tần này khỏi sách sử.
Theo hệ thống phân vị hậu cung nhà Thanh, phi vị Đáp ứng là thấp nhất, tiếp đến là Thường tại và Quý nhân. Thông qua một số manh mối lịch sử khác, Tường Đáp ứng nhập cung vào ngày 15/7 năm Càn Long thứ 18, sơ phong Tường Quý nhân. Dựa trên danh phận ban đầu có thể thấy Tường Đáp ứng là một tú nữ Ngoại Bát kỳ, xuất thân dòng dõi cao quý. Nàng tiến cung thông qua kỳ tuyển tú Bát kỳ thông thường.
Đến năm Càn Long thứ 24, nàng được thăng thành Tường Quý nhân. Điều này cũng có nghĩa nàng đã bị giáng thành Tường Thường tại trong khoảng thời gian từ năm Càn Long thứ 18 đến năm Càn Long thứ 24. Nhiều người cho rằng, nguyên do nàng bị giáng chức là vì không quen thuộc với các lễ nghĩa cung đình.
Lúc Tường Đáp ứng nhập cung, người đứng đầu hậu cung của Hoàng đế Càn Long chính là Kế Hoàng hậu Huy Phát Na Lạp thị. Đó cũng là thời kỳ Kế Hoàng hậu Huy Phát Na Lạp thị được sủng ái nhất.
Một thời gian sau, nàng lại bị giáng thành Tường Đáp ứng. Điều này đồng nghĩa, vị phi tần này đã bị hạ đến 2 bậc phân vị. Tuy nhiên, nguyên nhân Tường Đáp ứng bị giáng chức cũng không được ghi chép cụ thể.
Hai năm sau, Tường Đáp ứng đã được khôi phục danh phận Quý nhân.
Không lâu sau, Hoàng đế Càn Long tiếp tục giáng nàng xuống tước vị Đáp ứng. Sau đó, Tường Đáp ứng bị phạt phải đến Lãnh cung, đến cuối đời cũng không thể gặp lại Hoàng đế một lần nào nữa.
Tại Lãnh cung, Tường Đáp ứng bắt đầu cuộc sống cô độc và thê thảm. Cũng từ lúc đấy, nàng mới nhận ra rõ mình đã đánh mất hoàn toàn sự sủng ái của Hoàng đế Càn Long. Năm Càn Long thứ 38, Tường Đáp ứng qua đời tại Lãnh cung.
Như đã biết, các phi tần của Hoàng đế sau khi mất sẽ được chôn trong hầm Dụ lăng Địa cung cùng Hoàng đế, hoặc chôn tại Dụ lăng Phi viên tẩm. Nhưng Tường Đáp ứng đã được an táng bên ngoài Dụ lăng Phi viên tẩm.
Vị phi tần này là người duy nhất không được an táng trong lăng mộ của hoàng tộc, cũng là nữ nhân duy nhất trong hậu cung của Hoàng đế Càn Long đến cuối đời vẫn ở danh phận Đáp ứng. Đồng thời nàng cũng là nữ nhân có số phận thăng trầm và bi thảm nhất của Hoàng đế Càn Long.