Tạ mộ là một trong những nét văn hóa rất đặc trưng của người Việt Nam. Tục lệ này thể hiện lòng hiếu thảo, thể hiện sự kính trọng của con cháu đối với tổ tiên, các đấng sinh thành và những người đã khuất.
Theo đó, bắt đầu từ ngày ông Công, ông Táo, tức từ 23 tháng Chạp đến ngày 30 Tết các gia đình thường sắm sửa lễ vật để cúng chư vị tôn thần quản cai nghĩa trang, đồng thời sửa sang lại phần mộ để chuẩn bị mời ông bà, tổ tiên về ăn Tết vào trưa ngày 30.
Những người quanh năm đi làm ăn xa cũng thường cố gắng trở về quê hương vào dịp này để tạ mộ, sum họp với gia đình.
Tạ mộ là một trong những nét văn hóa rất đặc trưng của người Việt Nam.
Những điều nên và không nên làm khi đi tạ mộ
Những việc nên làm
Khi đi tạ mộ cần chuẩn bị: Nến, trà, rượu, nước, tiền vàng, trầu cau, nhang và trái cây. Các gia đình có thể chuẩn bị lễ chay hoặc lễ mặn. Đối với lễ chay, cần chuẩn bị thêm bánh, gạo, muối, chén mật, xôi chè. Lễ mặn sẽ có thêm chân giò, gà luộc hoặc giò.
Khi đi tạ mộ nên ăn mặc lịch sự, trang trọng để thể hiện sự tôn nghiêm, thành kính với những người đã khuất.
Lễ vật đem đi tạ mộ không cần quá cầu kỳ nhưng cần phải thể hiện được sự thành kính của con cháu đối với ông bà, tổ tiên.
Trước khi tiến hành sửa sang dọn dẹp phần mộ, người chủ gia đình hoặc người lớn tuổi cần thực hiện thắp hương xin phép và đọc văn khấn tạ mộ cuối năm.
Sau khi đi tạ mộ về, nên tắm giặt sạch sẽ để loại bỏ hàn khí, bụi bẩn.
Những việc không nên làm
Không nên đi cúng tế ở nơi hẻo lánh
Tốt nhất bạn nên đi những con đường mà mọi người hay đi để tránh gặp nguy hiểm. Hơn nữa, theo quan niệm phong thủy, đi đến những nơi như vậy sẽ dễ nhiễm tà khí, nếu như thật sự cần đi thì nên đi cùng nhiều người.
Khi tạ mộ, cần chú ý sửa sang bốn phía của ngôi mộ. Thứ nhất là để tỏ lòng kính trọng với những người đã khuất, thứ hai là để xem xét tình hình của mộ.
Nếu như xung quanh mộ có nước (nước có thể vào bên trong hoặc vũng nước rất sát mộ) sẽ có ảnh hưởng không tốt cho vận thế của của người đời sau.
Không được quên việc cúng thần linh trong khu vực
Khi đi tạ mộ, trước khi tiến hành dọn dẹp và cúng ông bà tổ tiên thì phải đến chào và lễ tạ ơn thần linh xung quanh đã che chở cho người đã khuất nhà mình. Để tạ thổ địa, thần linh ở nghĩa trang thì bày lễ xôi giò, rượu trắng, chè thuốc, nhang đèn... rồi tiến hành lễ lạy, dâng sớ, khấn tạ xin phép cho thân nhân quá vãng được trở về nhà dịp Tết Nguyên đán.
Không nên nói to khi làm lễ
Khi tới nơi mộ phần, các trưởng lão sẽ lo phần lễ bái, còn con cháu đứng nghiêm túc chấp tay cầu nguyện. Lưu ý khi làm lễ mọi người không nên nô đùa hay nói chuyện quá to, hãy thể hiện một cách nghiêm túc, trang nghiệm, tôn trọng người đã khuất.
Không chụp ảnh quanh mộ
Bởi vì tạ mộ cũng thường là khoảng thời gian người thân tụ tập lại với nhau, lúc này cần chú ý không được chụp ảnh tập thể ở xung quanh mộ.
Không giẫm đạp lên phần mộ của người khác
Quan tâm, chăm chút đến phần mộ của gia đình là điều phải làm nhưng không được vì thế mà gây ảnh hưởng đến phần mộ xung quanh. Không dẫm đạp hay đá vào đồ cúng trên mộ nhà khác. Và đặc biệt nếu gia đình mang trẻ nhỏ theo thì phải trông chừng các bé cẩn thận. Khi thắp hương cho phần mộ người thân thì đừng quên thắp nén nhang cho những "người hàng xóm" xung quang.
Không tạ mộ sau 3 giờ chiều
Nếu đi tạ mộ ở các khu vực nghĩa trang thì cần hoàn thành trước 3 giờ chiều, vì giờ này là dương khí bắt đầu suy yếu. Đặc biệt nếu phải đi tảo mộ xa nhà, mà giờ đó chưa quay về thì sẽ bị xâm nhiễm bởi các năng lượng tiêu cực.
* Thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo.