Giáo sư Hans Larsson từ Bảo tàng Redpath của Đại học McGill ở Montreal (Canada) cho biết vào một thời điểm nào đó trong Kỷ Phấn Trắng cách đây 120 triệu năm, một con khủng long Microraptor zhaoianus đã ngấu nghiến bữa ăn cuối cùng của nó là một loài động vật có vú nhỏ có kích thước bằng một con chuột.“Lúc đầu, tôi không thể tin được", ông Larsson chia sẻ về khoảnh khắc phát hiện một bàn chân động vật có vú nhỏ giống loài gặm nhấm dài khoảng 1 cm được bảo quản hoàn hảo bên trong bộ xương của con Microraptor. “Những phát hiện này là bằng chứng chắc chắn duy nhất mà chúng ta có về việc tiêu thụ thức ăn của những loài động vật đã tuyệt chủng từ lâu này và chúng cực kỳ hiếm”.Giáo sư Larsson tình cờ thấy hóa thạch này khi đến thăm các bộ sưu tập bảo tàng ở Trung Quốc. Theo các nhà nghiên cứu, hiếm khi động vật có vú nằm trong thực đơn của khủng long.“Người ta từng tìm thấy một vài bộ phận của cá, chim và thằn lằn trong bụng của hóa thạch Microraptor. Phát hiện mới này bổ sung một loài động vật có vú nhỏ vào chế độ ăn của chúng, cho thấy những con khủng long này không kén ăn", giáo sư Larsson chỉ ra.“Việc biết rằng Microraptor là một loài ăn thịt đặt ra một quan điểm mới về cách thức hoạt động của các hệ sinh thái cổ đại và một cái nhìn sâu sắc có thể có về sự tiến hóa của những loài khủng long nhỏ có lông này".Theo nghiên cứu, Microraptor là ví dụ đầu tiên được biết đến về động vật ăn thịt nói chung trong kỷ nguyên khủng long.Hóa thạch Microraptor được phát hiện trong các mỏ hóa thạch phong phú ở Liêu Ninh, phía đông bắc Trung Quốc vào đầu những năm 2000. Mẫu vật có bộ lông trên cánh tay và chân của nó, là một trong những loài khủng long có lông vũ đầu tiên được khai quật.Microraptor là một trong những khám phá hóa thạch kỳ diệu nhất trên thế giới, chúng là một trong những loài khủng long nhỏ bé nhất thế giới, sở hữu bốn chiếc cánh có lông vũ.Được phát hiện tại Trung Quốc, Microraptor đã khiến rất nhiều nhà cổ sinh vật học ngạc nhiên bởi loài khủng long mang hình dáng của chim hiện đại này có cánh ở cả hai chi trước và hai chi sau, bao gồm phần lông vũ phủ hết độ dài của các chi. Đây cũng chính là một trong những thay đổi dễ nhận ra của các loài khủng long ở kỷ Phấn Trắng, tổ tiên của loài chim.Ban đầu, các nhà cổ sinh vật học còn tranh cãi rất lâu bởi hình dáng của Microraptor giống một loài chim hơn là loài khủng long, nhưng qua phân tích các trầm tích hóa thạch, Microraptor đã chính thức đưa tên mình vào danh sách những loài khủng long nhỏ bé nhất thế giới.Microraptor sống trong khoảng từ 125-120 triệu năm TCN, thuộc kỷ Phấn Trắng, “ngay ” 25 triệu năm kỷ Jura, thời hoàng kim của nhiều loài chim ăn thịt nổi tiếng thế giới như Archaeopteryx, nhiều chuyên gia đã nghi ngờ rằng Microraptor chính là hậu duệ của Archaeopteryx, bởi nhiều bằng chứng khoa học cho thấy bước tiến hóa của các loài khủng long có cánh liên tục thay đổi trong Đại Trung SinhKhông có quá nhiều thay đổi so với tiền bối Archaeopteryx, các hóa thạch của Microraptor được tìm thấy trong điều kiện bảo quản khá tốt tại Liêu Ninh, Trung Quốc và Solnhofen, Đức chứng tỏ sự phân bố mạnh mẽ của loài khủng long này trên toàn thế giới.>>>Xem thêm video: Argentina: Phát hiện hóa thạch loài khủng long mới (Nguồn: THDT).
Giáo sư Hans Larsson từ Bảo tàng Redpath của Đại học McGill ở Montreal (Canada) cho biết vào một thời điểm nào đó trong Kỷ Phấn Trắng cách đây 120 triệu năm, một con khủng long Microraptor zhaoianus đã ngấu nghiến bữa ăn cuối cùng của nó là một loài động vật có vú nhỏ có kích thước bằng một con chuột.
“Lúc đầu, tôi không thể tin được", ông Larsson chia sẻ về khoảnh khắc phát hiện một bàn chân động vật có vú nhỏ giống loài gặm nhấm dài khoảng 1 cm được bảo quản hoàn hảo bên trong bộ xương của con Microraptor. “Những phát hiện này là bằng chứng chắc chắn duy nhất mà chúng ta có về việc tiêu thụ thức ăn của những loài động vật đã tuyệt chủng từ lâu này và chúng cực kỳ hiếm”.
Giáo sư Larsson tình cờ thấy hóa thạch này khi đến thăm các bộ sưu tập bảo tàng ở Trung Quốc. Theo các nhà nghiên cứu, hiếm khi động vật có vú nằm trong thực đơn của khủng long.
“Người ta từng tìm thấy một vài bộ phận của cá, chim và thằn lằn trong bụng của hóa thạch Microraptor. Phát hiện mới này bổ sung một loài động vật có vú nhỏ vào chế độ ăn của chúng, cho thấy những con khủng long này không kén ăn", giáo sư Larsson chỉ ra.
“Việc biết rằng Microraptor là một loài ăn thịt đặt ra một quan điểm mới về cách thức hoạt động của các hệ sinh thái cổ đại và một cái nhìn sâu sắc có thể có về sự tiến hóa của những loài khủng long nhỏ có lông này".
Theo nghiên cứu, Microraptor là ví dụ đầu tiên được biết đến về động vật ăn thịt nói chung trong kỷ nguyên khủng long.
Hóa thạch Microraptor được phát hiện trong các mỏ hóa thạch phong phú ở Liêu Ninh, phía đông bắc Trung Quốc vào đầu những năm 2000. Mẫu vật có bộ lông trên cánh tay và chân của nó, là một trong những loài khủng long có lông vũ đầu tiên được khai quật.
Microraptor là một trong những khám phá hóa thạch kỳ diệu nhất trên thế giới, chúng là một trong những loài khủng long nhỏ bé nhất thế giới, sở hữu bốn chiếc cánh có lông vũ.
Được phát hiện tại Trung Quốc, Microraptor đã khiến rất nhiều nhà cổ sinh vật học ngạc nhiên bởi loài khủng long mang hình dáng của chim hiện đại này có cánh ở cả hai chi trước và hai chi sau, bao gồm phần lông vũ phủ hết độ dài của các chi. Đây cũng chính là một trong những thay đổi dễ nhận ra của các loài khủng long ở kỷ Phấn Trắng, tổ tiên của loài chim.
Ban đầu, các nhà cổ sinh vật học còn tranh cãi rất lâu bởi hình dáng của Microraptor giống một loài chim hơn là loài khủng long, nhưng qua phân tích các trầm tích hóa thạch, Microraptor đã chính thức đưa tên mình vào danh sách những loài khủng long nhỏ bé nhất thế giới.
Microraptor sống trong khoảng từ 125-120 triệu năm TCN, thuộc kỷ Phấn Trắng, “ngay ” 25 triệu năm kỷ Jura, thời hoàng kim của nhiều loài chim ăn thịt nổi tiếng thế giới như Archaeopteryx, nhiều chuyên gia đã nghi ngờ rằng Microraptor chính là hậu duệ của Archaeopteryx, bởi nhiều bằng chứng khoa học cho thấy bước tiến hóa của các loài khủng long có cánh liên tục thay đổi trong Đại Trung Sinh
Không có quá nhiều thay đổi so với tiền bối Archaeopteryx, các hóa thạch của Microraptor được tìm thấy trong điều kiện bảo quản khá tốt tại Liêu Ninh, Trung Quốc và Solnhofen, Đức chứng tỏ sự phân bố mạnh mẽ của loài khủng long này trên toàn thế giới.
>>>Xem thêm video: Argentina: Phát hiện hóa thạch loài khủng long mới (Nguồn: THDT).