Ngày mùng 1 tháng 7 âm lịch
Đây là ngày đầu tiên trong tháng 7 âm lịch. Dân gian quan niệm “mùng 1 sớm mai, mùng 2 đầu tháng”, lại là ngày đầu tiên của tháng "cô hồn" nên người ta cho rằng có rất nhiều điều cần kiêng kỵ trong ngày này.
Dân gian cho rằng, tháng "cô hồn" không phải là thời điểm thích hợp để làm những việc quan trọng như mua nhà, mua xe, khai trương cửa hàng...
Lễ Trùng Thất - ngày 7 tháng 7 âm lịch
Theo quan niệm của nhiều nước châu Á, ngày 7 tháng 7 âm lịch được gọi là lễ Trùng Thất hoặc Thất Tịch. Vòa ngày này Ngưu Lang và Chức Nữ sẽ được gặp nhau sau một năm xa cách bởi sự trừng phạt của Ngọc Hoàng.
Do đó, ngày này còn được gọi là lễ tình nhân ở một số nước châu Á.
Ngày rằm tháng Bảy - ngày 15 tháng 7 âm lịch
Đây là một trong những ngày lễ lớn không thể bỏ qua trong tháng 7 âm lịch. Không chỉ đơn thuần là ngày rằm, ngày 15 tháng 7 âm lịch còn là thời điểm để tổ chức hai nghi lễ quan trọng là lễ Vu Lan và lễ xá tội vong nhân.
Dù được tổ chức cùng một ngày nhưng hai lễ này mang ý nghĩa hoàn toàn khác nhau.
Lễ Vu Lan báo hiếu (còn được gọi là Vu Lan Bồn) có nguồn gốc từ câu chuyện của Đệ tử Đức Phật Mục Kiều Liên.
Đức Phật Mục Kiều Liên là một trong 2 đại đệ tử của Phật Thích Ca. Mục Kiền Liên đã tu luyện thành công nhiều phép thần thông.
Mẹ ông là bà Thanh Đề đã qua đời. Để tưởng nhớ và muốn biết mẹ bây giờ thế nào, ông đã dùng mắt phép nhìn khắp trời đất để tìm. Thấy mẹ mình vì gây nhiều nghiệp ác nên phải sanh làm ngạ quỷ, bị đói khát hành hạ khổ sở, ông đã đem cơm xuống tận địa ngục để dâng mẹ.
Tuy nhiên do đói ăn lâu ngày nên mẹ của ông khi ăn đã dùng một tay che bát cơm để các cô hồn khác đến tranh cướp. Vì vậy, thức ăn đưa lên miệng đã hóa thành lửa đỏ.
Mục Liên quay về tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ. Phật dạy rằng: "Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để cung thỉnh chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó".
Làm theo lời Phật dạy, mẹ của Mục Liên được giải thoát.
Phật Phật cũng dạy rằng: chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này. Từ đó, ngày lễ Vu Lan ra đời.
Tại Việt Nam, vào ngày lễ Vu Lan, ở các chùa và hội đoàn thường có nghi thức "bông hồng cài áo". Ai còn mẹ thì cài bông hoa hồng, ai mất mẹ thì cài bông hoa trắng để nhắc nhở về lòng hiếu thảo và tình người.
Ngày 15 tháng 7 âm lịch còn được gọi là ngày xá tội vong nhân.
Ngày này bắt nguồn từ câu chuyện giữa ông A Nan Ðà (gọi tắt là A Nan) với diệm khẩu - một con quỷ miệng lửa cũng gọi là quỷ mặt cháy (diệm nhiên).
Có một buổi tối, A Nan đang ngồi trong tịnh thất thì thấy một con ngạ quỷ thân thể khô gầy, cổ nhỏ mà dài, miệng nhả ra lửa bước vào. Quỷ nói rằng ba ngày sau A Nan sẽ chết và sẽ luân hồi vào cõi ngạ quỷ miệng lửa mặt cháy như nó. A Nan sợ quá, bèn nhờ quỷ bày cho phương cách tránh khỏi khổ đồ.
Quỷ nói: “Ngày mai ông phải thí cho bọn ngạ quỷ chúng tôi mỗi đứa một hộc thức ăn, lại vì tôi mà cúng dường Tam Bảo thì ông sẽ được tăng thọ mà tôi đây cũng sẽ được sanh về cõi trên”.
A Nan đem chuyện bạch với Ðức Phật. Phật bèn đặt cho bài chú gọi Là “Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Ðà La Ni”, đem tụng trong lễ cúng để được thêm phước.
Dựa vào câu chuyện này, dân gian thường làm lễ cúng cô hồn vào ngày rằm tháng 7 âm lịch, tức cúng thí cho các vong hồn vật vờ không nơi nương tựa.
* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.