Núm trang trí trên nắp đồ đựng của văn hóa Đồng Nai, niên đại 2000-2.500 năm trước. Văn hóa Đồng Nai là một nền văn hóa cổ đại hưng thịnh khoảng 3 thiên niên kỷ trước ở vùng Đông Nam Bộ, ven các sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ.Đèn gốm văn hóa Đồng Nai. Cư dân nền văn hóa này làm nông nghiệp kết hợp với săn bắt, hái lượm và phát triển các nghề thủ công. Bên cạnh đó, họ còn buôn bán giao thương với các vùng văn hóa khác như Sa Huỳnh, khu vực Đông Nam Á và đặc biệt là Ấn Độ.Bình gốm văn hóa Đồng Nai. Hàng nghìn di vật được tìm thấy với các chất liệu khác nhau như đồ đá, đồ gốm và đồ đồng cho thấy nền văn hóa này hình thành và phát triển từ văn hóa bản địa ở Nam Bộ với bản sắc riêng, độc đáo.Bình có trang trí hoa văn của văn hóa Đồng Nai. Đồ gốm chiếm số lượng lớn trong các di chỉ khảo cổ học thuộc văn hóa Đồng Nai, khẳng định sự phổ biến và tầm quan trọng của vật liệu này với cư dân Đồng Nai cổ đại.Lọ gốm văn hóa Đồng Nai. Đồ gốm Đồng Nai rất phong phú về kiểu dáng và cách trang trí, được làm bằng bàn xoay và nặn bằng tay, có độ nung cao, áo gốm được miết láng.Chân đế mâm bồng có trang trí và tô màu của văn hóa Đồng Nai. Có bốn loại gốm Đồng Nai chủ yếu, được phân loại theo màu sắc và chất liệu, gồm gốm đỏ và đỏ nhạt, gốm xám, gốm đen và gốm thô.Nồi gốm văn hóa Đồng Nai. Số lượng gốm của nền văn hóa này được tranh trí hoa văn chiếm tỉ lệ cao. Hoa văn thường được tạo bằng cách dập hình nan chiếu, chải, vạch và miết láng.Binh vai gãy tô màu và in mép vỏ sò của văn hóa Đồng Nai. Đồ án trang trí phổ biến ở gốm Đồng Nai là các đường thẳng song song, lượn hình sóng, nửa đường tròn quay (phía trong có những hình nửa đường tròn nhỏ hơn, đồng tâm quay cùng một hướng), hình răng sói và hình chữ nhật.Các mẫu mâm bồng của văn hóa Đồng Nai. Những loại hình đồ gốm đặc trưng của văn hóa Đồng Nai là mâm bồng chân đế cao hình ống hoặc choãi ra, nhiều kiểu nồi, vò có đáy tròn, đáy lõm và đáy bằng.Nồi và cà ràng (bếp đun) minh khí của văn hóa Đồng Nai. khai quật tại Giồng Cá Vồ (xã Long Hòa, huyện Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh). Giồng Cá Vồ là một di chỉ lớn bậc nhất của văn hóa Đồng Nai. Nơi đây có tầng văn hóa khá dày, đồng thời cũng là khu mộ táng phong phú.Một số loại bình của văn hóa Đồng Nai, được khai quật tại Gò Ô Chùa, Long An. Gò Ô Chùa là một di chỉ quan trọng khác của văn hóa Đồng Nai. Khu vực này vừa mang tính chất là nơi cư trú vừa là nơi mai táng với hai hình thức mai táng là mộ nồi và mộ đất.Mộ vò bằng gốm của văn hóa Đồng Nai. Hình thức mai táng bằng mộ vò là một nét đặc trưng của nền văn hóa này.Một mẫu mộ vò của văn hóa Đồng Nai.Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
Núm trang trí trên nắp đồ đựng của văn hóa Đồng Nai, niên đại 2000-2.500 năm trước. Văn hóa Đồng Nai là một nền văn hóa cổ đại hưng thịnh khoảng 3 thiên niên kỷ trước ở vùng Đông Nam Bộ, ven các sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ.
Đèn gốm văn hóa Đồng Nai. Cư dân nền văn hóa này làm nông nghiệp kết hợp với săn bắt, hái lượm và phát triển các nghề thủ công. Bên cạnh đó, họ còn buôn bán giao thương với các vùng văn hóa khác như Sa Huỳnh, khu vực Đông Nam Á và đặc biệt là Ấn Độ.
Bình gốm văn hóa Đồng Nai. Hàng nghìn di vật được tìm thấy với các chất liệu khác nhau như đồ đá, đồ gốm và đồ đồng cho thấy nền văn hóa này hình thành và phát triển từ văn hóa bản địa ở Nam Bộ với bản sắc riêng, độc đáo.
Bình có trang trí hoa văn của văn hóa Đồng Nai. Đồ gốm chiếm số lượng lớn trong các di chỉ khảo cổ học thuộc văn hóa Đồng Nai, khẳng định sự phổ biến và tầm quan trọng của vật liệu này với cư dân Đồng Nai cổ đại.
Lọ gốm văn hóa Đồng Nai. Đồ gốm Đồng Nai rất phong phú về kiểu dáng và cách trang trí, được làm bằng bàn xoay và nặn bằng tay, có độ nung cao, áo gốm được miết láng.
Chân đế mâm bồng có trang trí và tô màu của văn hóa Đồng Nai. Có bốn loại gốm Đồng Nai chủ yếu, được phân loại theo màu sắc và chất liệu, gồm gốm đỏ và đỏ nhạt, gốm xám, gốm đen và gốm thô.
Nồi gốm văn hóa Đồng Nai. Số lượng gốm của nền văn hóa này được tranh trí hoa văn chiếm tỉ lệ cao. Hoa văn thường được tạo bằng cách dập hình nan chiếu, chải, vạch và miết láng.
Binh vai gãy tô màu và in mép vỏ sò của văn hóa Đồng Nai. Đồ án trang trí phổ biến ở gốm Đồng Nai là các đường thẳng song song, lượn hình sóng, nửa đường tròn quay (phía trong có những hình nửa đường tròn nhỏ hơn, đồng tâm quay cùng một hướng), hình răng sói và hình chữ nhật.
Các mẫu mâm bồng của văn hóa Đồng Nai. Những loại hình đồ gốm đặc trưng của văn hóa Đồng Nai là mâm bồng chân đế cao hình ống hoặc choãi ra, nhiều kiểu nồi, vò có đáy tròn, đáy lõm và đáy bằng.
Nồi và cà ràng (bếp đun) minh khí của văn hóa Đồng Nai. khai quật tại Giồng Cá Vồ (xã Long Hòa, huyện Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh). Giồng Cá Vồ là một di chỉ lớn bậc nhất của văn hóa Đồng Nai. Nơi đây có tầng văn hóa khá dày, đồng thời cũng là khu mộ táng phong phú.
Một số loại bình của văn hóa Đồng Nai, được khai quật tại Gò Ô Chùa, Long An. Gò Ô Chùa là một di chỉ quan trọng khác của văn hóa Đồng Nai. Khu vực này vừa mang tính chất là nơi cư trú vừa là nơi mai táng với hai hình thức mai táng là mộ nồi và mộ đất.
Mộ vò bằng gốm của văn hóa Đồng Nai. Hình thức mai táng bằng mộ vò là một nét đặc trưng của nền văn hóa này.
Một mẫu mộ vò của văn hóa Đồng Nai.
Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.