Bình gốm của văn hóa Cái Bèo, cách ngày nay khoảng 5.000-7.000 năm, tìm thấy ở di chỉ Cái Bèo (Hải Phòng), hiện vật của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Viêt Nam. Theo các nhà nghiên cứu, những món đồ gốm đầu tiên đã ra đời nhằm mục đích cất trữ lương thực tránh hư hỏng.Cốc chân cao bằng gốm, hiện vật của văn hóa Xóm Cồn, cách ngày nay khoảng 3.000-4.000 năm, được tìm thấy tại di chỉ Xóm Cồn (Bích Đầm, Khánh Hòa). Theo dòng thời gian, các loại đồ dùng sinh hoạt bằng gốm của người tiền sử ngày càng phong phú.Mảnh đồ gốm tô màu và khắc vạch thuộc văn hóa Xóm Cồn. Những hoa văn gốm thời tiền sử hầu như chỉ dừng lại ở trình độ mỹ thuật đơn giản nhấtDấu in hoa văn bằng gốm của văn hóa Hoa Lộc, cách ngày nay khoảng 4.000 năm, được phát hiện tại các di chỉ Hoa Lộc, Phú Lộc (Thanh Hóa). Do hạn chế về kỹ thuật nung nên độ bền của gồm thời tiền sử thấp hơn nhiều so với đồ gốm các thời kỳ sau này.Khuyên tai bằng gốm của văn hóa Hoa Lộc, khai quật ở di chỉ Hoa Lộc (Thanh Hóa). Tại Việt Nam, các hiện vật gốm thời tiền sử được phát hiện trên cả ba miền với số lượng khá lớn, đa dạng về kiểu hình.Các mảnh đồ gốm thời Hậu kỳ Đá mới - Sơ kỳ Kim khí, cách ngày nay khoảng 4.000 năm, được tìm thấy ở di chỉ Lộc Giang (Long An). Thông qua các hiện vật quý giá này, hậu thế có thể hình dung phần nào về cuộc sống của các bậc tiên tổ thuở hồng hoang...Mảnh đồ gốm trang trí hoa văn thời Hậu kỳ Đá mới - Sơ kỳ Kim khí, cách ngày nay khoảng 4.000 năm, khai quật tại di chỉ Bến Đò (TP HCM).Chiếc bát bằng gốm của văn hóa Mai Pha, cách ngày nay 3.000-4.500 năm, phát hiện tại di chỉ Mai Pha (Lạng Sơn).Dấu in hoa văn thuộc văn hóa Bàu Tró, cách ngày nay 3.500-4.000 năm, di chỉ Thạch Lạc (Hà Tĩnh).Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
Bình gốm của văn hóa Cái Bèo, cách ngày nay khoảng 5.000-7.000 năm, tìm thấy ở di chỉ Cái Bèo (Hải Phòng), hiện vật của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Viêt Nam. Theo các nhà nghiên cứu, những món đồ gốm đầu tiên đã ra đời nhằm mục đích cất trữ lương thực tránh hư hỏng.
Cốc chân cao bằng gốm, hiện vật của văn hóa Xóm Cồn, cách ngày nay khoảng 3.000-4.000 năm, được tìm thấy tại di chỉ Xóm Cồn (Bích Đầm, Khánh Hòa). Theo dòng thời gian, các loại đồ dùng sinh hoạt bằng gốm của người tiền sử ngày càng phong phú.
Mảnh đồ gốm tô màu và khắc vạch thuộc văn hóa Xóm Cồn. Những hoa văn gốm thời tiền sử hầu như chỉ dừng lại ở trình độ mỹ thuật đơn giản nhất
Dấu in hoa văn bằng gốm của văn hóa Hoa Lộc, cách ngày nay khoảng 4.000 năm, được phát hiện tại các di chỉ Hoa Lộc, Phú Lộc (Thanh Hóa). Do hạn chế về kỹ thuật nung nên độ bền của gồm thời tiền sử thấp hơn nhiều so với đồ gốm các thời kỳ sau này.
Khuyên tai bằng gốm của văn hóa Hoa Lộc, khai quật ở di chỉ Hoa Lộc (Thanh Hóa). Tại Việt Nam, các hiện vật gốm thời tiền sử được phát hiện trên cả ba miền với số lượng khá lớn, đa dạng về kiểu hình.
Các mảnh đồ gốm thời Hậu kỳ Đá mới - Sơ kỳ Kim khí, cách ngày nay khoảng 4.000 năm, được tìm thấy ở di chỉ Lộc Giang (Long An). Thông qua các hiện vật quý giá này, hậu thế có thể hình dung phần nào về cuộc sống của các bậc tiên tổ thuở hồng hoang...
Mảnh đồ gốm trang trí hoa văn thời Hậu kỳ Đá mới - Sơ kỳ Kim khí, cách ngày nay khoảng 4.000 năm, khai quật tại di chỉ Bến Đò (TP HCM).
Chiếc bát bằng gốm của văn hóa Mai Pha, cách ngày nay 3.000-4.500 năm, phát hiện tại di chỉ Mai Pha (Lạng Sơn).
Dấu in hoa văn thuộc văn hóa Bàu Tró, cách ngày nay 3.500-4.000 năm, di chỉ Thạch Lạc (Hà Tĩnh).
Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.