Trục thần đạo của Kinh thành Huế được bắt đầu bằng Nghênh Lương Đình. Nằm bên bờ sông Hương, công trình này được xây dựng từ năm 1852, thời vua Tự Đức, là nơi nghỉ chân của vua trước khi đi xuống bến sông để lên thuyền rồng hoặc làm nơi hóng mát.Công trình tiếp theo trên trục thần đạo là Phu Văn Lâu. Tên gọi Phu Văn Lâu nghĩa là lầu trưng bày văn thư của triều đình. Công trình được xây vào năm 1819, thời Gia Long, để dùng làm nơi niêm yết chỉ dụ quan trọng của nhà vua và triều đình, hoặc kết quả các kỳ thi do triều đình tổ chức.Phía sau Phu Văn Lâu là Kỳ Đài. Được xây dựng vào năm Gia Long thứ 6 (1807), cùng thời gian xây dựng Kinh thành. Kỳ Đài là nơi treo cờ của triều đình. Trên đỉnh cột cờ có đặt một trạm quan sát gọi là Vọng Đẩu, là điểm cao nhất của Kinh thành Huế xưa.Công trình tiếp theo là Ngọ Môn, cổng chính của Hoàng thành Huế. Tên gọi “Ngọ Môn” nghĩa là Cửa Nam vì nằm ở Ngọ theo trục Tí Ngọ - hướng dành cho bậc vua Chúa cai trị thiên hạ - theo quan niệm phong thủy xưa. Công trình này được xây năm 1833, dưới thời vua Minh Mạng.Cầu Trung Đạo bắc qua hồ Thái Dịch, nằm sau Ngọ Môn, được xây đầu thời Gia Long. Cái tên “Trung Đạo” có nghĩa là “Con đường Trung dung”, là lời nhắc nhở các bậc đế vương rằng khi trị quốc không được dùng các biện pháp cực đoan mà phải giữ đạo trung dung.Cầu Trung Đạo dẫn đến điện Thái Hòa, công trình quan trọng nhất trên trục thần đạo, là nơi đặt ngai vàng của các vua nhà Nguyễn. Cung điện này được xây dựng lần đầu vào năm 1805 dưới thời vua Gia Long, xây lại năm 1833 dưới thời vua Minh Mạng.Trên trục thần đạo xưa, phía sau điện Thái Hòa có một loạt công trình bề thế gồm Đại Cung Môn, điện Cần Chánh, điện Càn Thành, điện Khôn Thái. Do sự biến động của lịch sử, các công trình này đều đã không còn dấu tích.Điện Kiến Trung là công trình nằm sau điện Khôn Thái trên trục thần đạo, nay chỉ còn lại phần nền. Đây từng là một tòa nhà bề thế kiểu Âu - Á kết hợp được vua Khải Định cho xây vào năm 1921-1923 để làm nơi sinh hoạt trong hoàng cung. Công trình bị phá hủy năm 1946.Công trình cuối cùng của trục thần đạo Kinh thành Huế là lầu Tứ Phương Vô Sự, nằm trên đài Bắc Khuyết của khu Hoàng thành. Tòa lầu này được dựng vào năm 1804 dưới thời vua Gia Long, dùng làm điếm canh của cấm quân. Công trình được xây lại năm 1923, thời vua Khải Định.Mời quý độc giả xem video: Huế - Bóng Dáng Kinh Đô Xưa | VTV Travel.
Trục thần đạo của Kinh thành Huế được bắt đầu bằng Nghênh Lương Đình. Nằm bên bờ sông Hương, công trình này được xây dựng từ năm 1852, thời vua Tự Đức, là nơi nghỉ chân của vua trước khi đi xuống bến sông để lên thuyền rồng hoặc làm nơi hóng mát.
Công trình tiếp theo trên trục thần đạo là Phu Văn Lâu. Tên gọi Phu Văn Lâu nghĩa là lầu trưng bày văn thư của triều đình. Công trình được xây vào năm 1819, thời Gia Long, để dùng làm nơi niêm yết chỉ dụ quan trọng của nhà vua và triều đình, hoặc kết quả các kỳ thi do triều đình tổ chức.
Phía sau Phu Văn Lâu là Kỳ Đài. Được xây dựng vào năm Gia Long thứ 6 (1807), cùng thời gian xây dựng Kinh thành. Kỳ Đài là nơi treo cờ của triều đình. Trên đỉnh cột cờ có đặt một trạm quan sát gọi là Vọng Đẩu, là điểm cao nhất của Kinh thành Huế xưa.
Công trình tiếp theo là Ngọ Môn, cổng chính của Hoàng thành Huế. Tên gọi “Ngọ Môn” nghĩa là Cửa Nam vì nằm ở Ngọ theo trục Tí Ngọ - hướng dành cho bậc vua Chúa cai trị thiên hạ - theo quan niệm phong thủy xưa. Công trình này được xây năm 1833, dưới thời vua Minh Mạng.
Cầu Trung Đạo bắc qua hồ Thái Dịch, nằm sau Ngọ Môn, được xây đầu thời Gia Long. Cái tên “Trung Đạo” có nghĩa là “Con đường Trung dung”, là lời nhắc nhở các bậc đế vương rằng khi trị quốc không được dùng các biện pháp cực đoan mà phải giữ đạo trung dung.
Cầu Trung Đạo dẫn đến điện Thái Hòa, công trình quan trọng nhất trên trục thần đạo, là nơi đặt ngai vàng của các vua nhà Nguyễn. Cung điện này được xây dựng lần đầu vào năm 1805 dưới thời vua Gia Long, xây lại năm 1833 dưới thời vua Minh Mạng.
Trên trục thần đạo xưa, phía sau điện Thái Hòa có một loạt công trình bề thế gồm Đại Cung Môn, điện Cần Chánh, điện Càn Thành, điện Khôn Thái. Do sự biến động của lịch sử, các công trình này đều đã không còn dấu tích.
Điện Kiến Trung là công trình nằm sau điện Khôn Thái trên trục thần đạo, nay chỉ còn lại phần nền. Đây từng là một tòa nhà bề thế kiểu Âu - Á kết hợp được vua Khải Định cho xây vào năm 1921-1923 để làm nơi sinh hoạt trong hoàng cung. Công trình bị phá hủy năm 1946.
Công trình cuối cùng của trục thần đạo Kinh thành Huế là lầu Tứ Phương Vô Sự, nằm trên đài Bắc Khuyết của khu Hoàng thành. Tòa lầu này được dựng vào năm 1804 dưới thời vua Gia Long, dùng làm điếm canh của cấm quân. Công trình được xây lại năm 1923, thời vua Khải Định.
Mời quý độc giả xem video: Huế - Bóng Dáng Kinh Đô Xưa | VTV Travel.