Nhắc đến địa danh Huế, hầu hết người Việt sẽ nghĩ đến Cố đô cổ kính của triều Nguyễn còn người nước ngoài sẽ hình dung về một Di sản thế giới với các cung điện, lăng tẩm tuyệt đẹp ở Việt Nam. Nhưng nguồn gốc tên gọi Cố đô Huế đến nay vẫn là một ẩn số. Ảnh: Non nước xứ Huế.Trong tiếng Việt, “Huế” thực sự là một cái tên khá "lạ", vì nó không xuất hiện trong kho từ vựng vô cùng phong phú của người Việt. Các nhà sử học cũng chưa thể khẳng định địa danh "Huế" đã chính thức xuất hiện trong lịch sử Việt Nam từ lúc nào. Ảnh: Cầu Trường Tiền ở Huế.Văn bản lâu đời nhất có nhắc đến cái tên “Huế” là bài văn Nôm "Thập giới cô hồn quốc ngữ văn" do vua Lê Thánh Tông (1442-1497) biên soạn. Đó là câu: "Hương kỳ nam, vảy đồi mồi, búi an tức, bì hồ tiêu, thau Lào, thóc Huế, thuyền tám tầm chở đã vạy then". Ảnh: Chùa Thiên Mụ ở Huế.Trong hồi ký của Pierre Poivre, một thương nhân Pháp đã từng đến kinh đô Phú Xuân của chúa Nguyễn vào năm 1749, cái tên Huế xuất hiện nhiều lần dưới dạng chữ Latinh hoàn chỉnh là “Hué”. Ảnh: Lăng Tự Đức ở Huế.Vào năm 1787, Le Floch de la Carrière đã vẽ bản đồ duyên hải Đàng Trong cho Bộ Hải quân Pháp, trong đó bản đồ đô thành Huế được vẽ một cách khá rõ và cái tên Huế cũng được ghi là “Hué”. Ảnh: Điện Thái Hòa ở Hoàng thành Huế.Vào đầu thời thuộc địa, “Hué” trở thành tên gọi chính thức của kinh đô nhà Nguyễn trên các văn bản hành chính của người Pháp. Các vua Nguyễn vẫn gọi kinh đô của mình là Phú Xuân, còn “Huế” chỉ là tên gọi dân gian mà dân chúng sử dụng. Ảnh: Trường Quốc học Huế.Do muốn đẩy nhanh quá trình đô thị hóa, chính quyền thực dân đã tác động vào triều đình để vua Thành Thái ban chỉ dụ thành lập thị xã Huế (Centre urbain de Hué) vào ngày 12/7/1899, với ranh giới được xác gồm Kinh thành và các vùng phụ cận. Ảnh: Cung An Định ở Huế.Dụ này được Toàn quyền Đông Dương chuẩn y và địa danh Huế trở thành địa danh chính thức kể từ đó cho đến tận ngày nay. Vậy cái tên “Huế” có nguồn gốc từ đâu? Ảnh: Nhà ga Huế.Theo một giả thuyết nhận được nhiều sự đồng tình, từ “Huế” là biến thể của từ “Hóa” trong tên gọi Thuận Hóa, vùng đất được vương quốc Chăm Pa chuyển giao cho nhà Trần đầu thế kỷ 14. Phủ Thuận Hóa có phạm vi từ Nam Quảng Trị đến Quảng Nam ngày nay. Ảnh: Hổ quyền ở Huế.Để lý giải vì sao “Hóa” được đọc chệch thành “Huế”, có lẽ phải có nghiên cứu chuyên sâu về ngữ âm tiếng địa phương khu vực Thừa Thiên - Huế. Ngoài ra, cũng không loại trừ khả năng triều đình đã cho đổi tên “Hóa” thành “Huế” do vấn đề húy kỵ... Ảnh: Văn Miếu Huế.Mời quý độc giả xem video: Món ngon tiến vua ở xứ Huế / VTV Life.
Nhắc đến địa danh Huế, hầu hết người Việt sẽ nghĩ đến Cố đô cổ kính của triều Nguyễn còn người nước ngoài sẽ hình dung về một Di sản thế giới với các cung điện, lăng tẩm tuyệt đẹp ở Việt Nam. Nhưng nguồn gốc tên gọi Cố đô Huế đến nay vẫn là một ẩn số. Ảnh: Non nước xứ Huế.
Trong tiếng Việt, “Huế” thực sự là một cái tên khá "lạ", vì nó không xuất hiện trong kho từ vựng vô cùng phong phú của người Việt. Các nhà sử học cũng chưa thể khẳng định địa danh "Huế" đã chính thức xuất hiện trong lịch sử Việt Nam từ lúc nào. Ảnh: Cầu Trường Tiền ở Huế.
Văn bản lâu đời nhất có nhắc đến cái tên “Huế” là bài văn Nôm "Thập giới cô hồn quốc ngữ văn" do vua Lê Thánh Tông (1442-1497) biên soạn. Đó là câu: "Hương kỳ nam, vảy đồi mồi, búi an tức, bì hồ tiêu, thau Lào, thóc Huế, thuyền tám tầm chở đã vạy then". Ảnh: Chùa Thiên Mụ ở Huế.
Trong hồi ký của Pierre Poivre, một thương nhân Pháp đã từng đến kinh đô Phú Xuân của chúa Nguyễn vào năm 1749, cái tên Huế xuất hiện nhiều lần dưới dạng chữ Latinh hoàn chỉnh là “Hué”. Ảnh: Lăng Tự Đức ở Huế.
Vào năm 1787, Le Floch de la Carrière đã vẽ bản đồ duyên hải Đàng Trong cho Bộ Hải quân Pháp, trong đó bản đồ đô thành Huế được vẽ một cách khá rõ và cái tên Huế cũng được ghi là “Hué”. Ảnh: Điện Thái Hòa ở Hoàng thành Huế.
Vào đầu thời thuộc địa, “Hué” trở thành tên gọi chính thức của kinh đô nhà Nguyễn trên các văn bản hành chính của người Pháp. Các vua Nguyễn vẫn gọi kinh đô của mình là Phú Xuân, còn “Huế” chỉ là tên gọi dân gian mà dân chúng sử dụng. Ảnh: Trường Quốc học Huế.
Do muốn đẩy nhanh quá trình đô thị hóa, chính quyền thực dân đã tác động vào triều đình để vua Thành Thái ban chỉ dụ thành lập thị xã Huế (Centre urbain de Hué) vào ngày 12/7/1899, với ranh giới được xác gồm Kinh thành và các vùng phụ cận. Ảnh: Cung An Định ở Huế.
Dụ này được Toàn quyền Đông Dương chuẩn y và địa danh Huế trở thành địa danh chính thức kể từ đó cho đến tận ngày nay. Vậy cái tên “Huế” có nguồn gốc từ đâu? Ảnh: Nhà ga Huế.
Theo một giả thuyết nhận được nhiều sự đồng tình, từ “Huế” là biến thể của từ “Hóa” trong tên gọi Thuận Hóa, vùng đất được vương quốc Chăm Pa chuyển giao cho nhà Trần đầu thế kỷ 14. Phủ Thuận Hóa có phạm vi từ Nam Quảng Trị đến Quảng Nam ngày nay. Ảnh: Hổ quyền ở Huế.
Để lý giải vì sao “Hóa” được đọc chệch thành “Huế”, có lẽ phải có nghiên cứu chuyên sâu về ngữ âm tiếng địa phương khu vực Thừa Thiên - Huế. Ngoài ra, cũng không loại trừ khả năng triều đình đã cho đổi tên “Hóa” thành “Huế” do vấn đề húy kỵ... Ảnh: Văn Miếu Huế.
Mời quý độc giả xem video: Món ngon tiến vua ở xứ Huế / VTV Life.