Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý là 2 kỳ phùng địch thủ nổi tiếng thời Tam quốc. Hai vị quân sư lỗi lạc này có nhiều cuộc đấu trí, so tài góp phần làm nên tên tuổi của họ. Nổi tiếng trong số này là cuộc đụng độ giữa họ trong chiến dịch Bắc phạt lần thứ nhất.Theo "Tam Quốc Diễn Nghĩa", Gia Cát Lượng thống lĩnh binh lính nước Thục tấn công nhà Ngụy. Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, quân Thục chiếm ưu thế khi giành được những chiến thắng nhỏ.Nhận lệnh của Ngụy Đế, Tư Mã Ý dẫn quân đối đầu quân Thục do Gia Cát Lượng chỉ huy. Trong trận chiến ở Nhai Đình, Mã Tốc phạm sai lầm nên để mất nơi này vào tay Tư Mã Ý. Điều này khiến đội quân của Gia Cát Lượng rơi vào tình thế nguy hiểm, 2 mặt đều là quân địch.Do đó, Gia Cát Lượng ra lệnh cho quân sĩ rút lui về Tây Thành. Khi ấy, quân Thục chỉ có mấy vạn binh lính canh giữ trong khi quân Ngụy có quân số lên tới 15 vạn hùng binh. Nếu lực lượng của Tư Mã Ý tấn công thành thì quân Thục khó lòng chống đỡ, toàn bộ binh sĩ và dân chúng có thể bị kẻ địch giết sạch.Bất ngờ, Khổng Minh nghĩ ra cách dùng "Không thành kế", mở rộng cửa thành rồi bước lên đầu thành dâng hương, đánh đàn. Khi đội quân của Tư Mã Ý đến nơi, Gia Cát Lượng không hề sợ hãi, điềm tĩnh, ung dung. Sau khi nghe Gia Cát Lượng đánh đàn một lúc, Tư Mã Ý quyết định lui binh. Nhờ đó, Gia Cát Lượng tránh được tổn thất lớn nếu hai bên trực diện giao chiến.Nhiều người cho rằng, Tư Mã Ý trúng "Không thành kế" của Gia Cát Lượng nên mới rút quân, không dám dẫn quân tiến vào bên trong thành. Thế nhưng, một số chuyên gia nhận định Tư Mã Ý lắm mưu nhiều kế, am hiểu binh pháp nên có thể nhìn thấu "Không thành kế" của Khổng Minh.Với việc nắm trong tay đội quân hùng hậu, Tư Mã Ý hoàn toàn có thể cử một đội quân vào trong thành do thám tình hình. Con trai của Tư Mã Ý là Tư Mã Chiêu khi ấy cũng gợi ý cho cha cách này. Tuy nhiên, Tư Mã Ý nhất quyết gạt đi và quyết định rút quân.Tư Mã Ý làm như vậy được cho là vì mục đích riêng. Gia tộc Tư Mã khi ấy nắm trong tay binh quyền lớn, là trọng thần của nhà Tào Ngụy. Không riêng Tào Tháo, con cháu của ông rất đa nghi, kiêng kỵ những người có dã tâm lớn.Một khi Tư Mã Ý tiêu diệt được Gia Cát Lượng - kẻ thù mà Tào Ngụy kiêng dè - thì có thể khiến nhà Thục sớm diệt vong. Tuy nhiên điều này không có lợi cho gia tộc Tư Mã. Bởi lẽ, Tư Mã Ý lập được chiến tích hiển hách, công cao hơn chủ thì rất có thể bị Ngụy Vương nghi kỵ, thậm chí đối mặt nguy cơ bị diệt tộc.Vì để giữ vững địa vị trong triều và bảo toàn tính mạng cho các thành viên trong gia tộc, Tư Mã Ý quyết định lui binh, tha chết cho Gia Cát Lượng.Mời độc giả xem video: Nấm khổng lồ to hơn 1 quả bóng rổ tại Trung Quốc. Nguồn: VTV24.
Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý là 2 kỳ phùng địch thủ nổi tiếng thời Tam quốc. Hai vị quân sư lỗi lạc này có nhiều cuộc đấu trí, so tài góp phần làm nên tên tuổi của họ. Nổi tiếng trong số này là cuộc đụng độ giữa họ trong chiến dịch Bắc phạt lần thứ nhất.
Theo "Tam Quốc Diễn Nghĩa", Gia Cát Lượng thống lĩnh binh lính nước Thục tấn công nhà Ngụy. Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, quân Thục chiếm ưu thế khi giành được những chiến thắng nhỏ.
Nhận lệnh của Ngụy Đế, Tư Mã Ý dẫn quân đối đầu quân Thục do Gia Cát Lượng chỉ huy. Trong trận chiến ở Nhai Đình, Mã Tốc phạm sai lầm nên để mất nơi này vào tay Tư Mã Ý. Điều này khiến đội quân của Gia Cát Lượng rơi vào tình thế nguy hiểm, 2 mặt đều là quân địch.
Do đó, Gia Cát Lượng ra lệnh cho quân sĩ rút lui về Tây Thành. Khi ấy, quân Thục chỉ có mấy vạn binh lính canh giữ trong khi quân Ngụy có quân số lên tới 15 vạn hùng binh. Nếu lực lượng của Tư Mã Ý tấn công thành thì quân Thục khó lòng chống đỡ, toàn bộ binh sĩ và dân chúng có thể bị kẻ địch giết sạch.
Bất ngờ, Khổng Minh nghĩ ra cách dùng "Không thành kế", mở rộng cửa thành rồi bước lên đầu thành dâng hương, đánh đàn. Khi đội quân của Tư Mã Ý đến nơi, Gia Cát Lượng không hề sợ hãi, điềm tĩnh, ung dung. Sau khi nghe Gia Cát Lượng đánh đàn một lúc, Tư Mã Ý quyết định lui binh. Nhờ đó, Gia Cát Lượng tránh được tổn thất lớn nếu hai bên trực diện giao chiến.
Nhiều người cho rằng, Tư Mã Ý trúng "Không thành kế" của Gia Cát Lượng nên mới rút quân, không dám dẫn quân tiến vào bên trong thành. Thế nhưng, một số chuyên gia nhận định Tư Mã Ý lắm mưu nhiều kế, am hiểu binh pháp nên có thể nhìn thấu "Không thành kế" của Khổng Minh.
Với việc nắm trong tay đội quân hùng hậu, Tư Mã Ý hoàn toàn có thể cử một đội quân vào trong thành do thám tình hình. Con trai của Tư Mã Ý là Tư Mã Chiêu khi ấy cũng gợi ý cho cha cách này. Tuy nhiên, Tư Mã Ý nhất quyết gạt đi và quyết định rút quân.
Tư Mã Ý làm như vậy được cho là vì mục đích riêng. Gia tộc Tư Mã khi ấy nắm trong tay binh quyền lớn, là trọng thần của nhà Tào Ngụy. Không riêng Tào Tháo, con cháu của ông rất đa nghi, kiêng kỵ những người có dã tâm lớn.
Một khi Tư Mã Ý tiêu diệt được Gia Cát Lượng - kẻ thù mà Tào Ngụy kiêng dè - thì có thể khiến nhà Thục sớm diệt vong. Tuy nhiên điều này không có lợi cho gia tộc Tư Mã. Bởi lẽ, Tư Mã Ý lập được chiến tích hiển hách, công cao hơn chủ thì rất có thể bị Ngụy Vương nghi kỵ, thậm chí đối mặt nguy cơ bị diệt tộc.
Vì để giữ vững địa vị trong triều và bảo toàn tính mạng cho các thành viên trong gia tộc, Tư Mã Ý quyết định lui binh, tha chết cho Gia Cát Lượng.
Mời độc giả xem video: Nấm khổng lồ to hơn 1 quả bóng rổ tại Trung Quốc. Nguồn: VTV24.