Tư Mã Ý (179 - 251) là một trong những nhân vật kiệt xuất thời Tam quốc. Ông được xem là kỳ phùng địch thủ của Gia Cát Lượng. Là người thông minh, mưu lược và có tầm nhìn xa trông rộng, Tư Mã Ý cả đời "nhẫn", cẩn trọng để chờ thời cơ làm nên nghiệp lớn.Theo các nhà nghiên cứu, Tư Mã Ý đã đặt nền móng cũng như đóng vai trò quan trọng cho việc giúp con cháu lật đổ nhà Tào Ngụy, thành lập nhà Tây Tấn. Tuy nhiên, 100 năm sau khi thống trị Trung Quốc, gia tộc Tư Mã diệt vong. Sử sách ghi chép, Lưu Dụ (tức Lưu Tống Vũ đế - hoàng đế khai quốc của nhà Lưu Tống trong lịch sử Trung Quốc) sau khi làm chủ thiên hạ đã tàn sát con cháu của Tư Mã Ý. Gần như không có hậu duệ nào của Tư Mã Ý còn sống sót sau sự kiện này.Từ đây, nhiều người tò mò vì sao gia tộc Tư Mã Ý lại có kết cục bi thảm như vậy. Trước bí ẩn này, một số nhà nghiên cứu nhận định về bề ngoài, Lưu Dụ chính là người đã khiến gia tộc Tư Mã diệt vong. Thế nhưng, xét về sâu xa, dòng họ Tư Mã đã làm một số việc khiến hậu duệ lâm vào thảm kịch diệt vong.Đầu tiên là việc Tư Mã Ý khuyên Tào Sảng đầu hàng. Ông đã cử Hứa Sung và Trần Thái đến thuyết phục Tào Sảng và hứa rằng chỉ cần giao binh quyền thì sẽ tha mạng cho ông cũng như giữ lại tước vị, tài sản.Để khiến Tào Sảng tự nguyện giao binh quyền, Tư Mã Ý lập lời thề "Lạc Thủy". Theo ghi chép, Tư Mã Ý nói có sông núi và trời đất chứng giám đồng thời chỉ vào dòng thác đang chảy (lạc thủy) mà lập lời thề bảo đảm không phụ Tào Sảng nếu không chính là nghịch thiên.Tuy nhiên, về sau, Tư Mã Ý làm trái lời thề "Lạc Thủy" khiến Tào Sảng và con cháu chết thảm vì cho rằng "diệt cỏ phải diệt tận gốc”. Lưu Dụ cũng có suy nghĩ như vậy nên đuổi cùng giết tận con cháu của Tư Mã Ý để tránh hậu họa về sau.Tiếp đến, Tư Mã Chiêu - con trai của Tư Mã Ý đã dàn dựng một cảnh giết chết hoàng đế trên đường để đoạt ngôi. Điều này khiến mọi người hiểu được chỉ cần người nào có đủ quyền lực và binh lực trong tay thì đều có thể thực hiện cuộc đảo chính, soán ngôi và thay đổi triều đại.Trước khi gia tộc Tư Mã lập nên nhà Tây Tấn, nhiều triều đại khác cũng lấy được thiên hạ theo cách này. Tương tự như vậy, Lưu Dụ đi theo "con đường" đó bằng cách giết vua, tàn sát hậu duệ của Tư Mã Ý để có thể ngồi vững trên ngai vàng.Lý do cuối cùng được cho là Tư Mã Viêm sáng lập triều đại Tây Tấn, tức Tấn Vũ đế, đã phạm sai lầm khi chọn con trai cả Tư Mã Trung kém tài làm người kế vị. Sau khi vua cha băng hà, Tư Mã Trung đăng cơ lên ngôi vua. Do không có tài trị quốc nên nhà Tây Tấn dưới thời Tư Mã Trung ngày càng suy yếu, các cuộc nổi loạn gia tăng. Trong số này, Loạn bát vương và Ngũ Hồ loạn Hoa đã khiến nhà Tây Tấn chịu ảnh hưởng nặng nề.Cuối cùng, 26 năm sau khi Tấn Vũ đế băng hà, Lưu Dụ cùng thế lực của mình đã thành công soán ngôi nhà Tây Tấn và thảm sát hậu duệ của Tư Mã Ý khiến dòng tộc này bị diệt vong.Mời độc giả xem video: Bí quyết khiến Hoàng đế dù ăn sơn hào hải vị cũng không béo phì.
Tư Mã Ý (179 - 251) là một trong những nhân vật kiệt xuất thời Tam quốc. Ông được xem là kỳ phùng địch thủ của Gia Cát Lượng. Là người thông minh, mưu lược và có tầm nhìn xa trông rộng, Tư Mã Ý cả đời "nhẫn", cẩn trọng để chờ thời cơ làm nên nghiệp lớn.
Theo các nhà nghiên cứu, Tư Mã Ý đã đặt nền móng cũng như đóng vai trò quan trọng cho việc giúp con cháu lật đổ nhà Tào Ngụy, thành lập nhà Tây Tấn. Tuy nhiên, 100 năm sau khi thống trị Trung Quốc, gia tộc Tư Mã diệt vong. Sử sách ghi chép, Lưu Dụ (tức Lưu Tống Vũ đế - hoàng đế khai quốc của nhà Lưu Tống trong lịch sử Trung Quốc) sau khi làm chủ thiên hạ đã tàn sát con cháu của Tư Mã Ý. Gần như không có hậu duệ nào của Tư Mã Ý còn sống sót sau sự kiện này.
Từ đây, nhiều người tò mò vì sao gia tộc Tư Mã Ý lại có kết cục bi thảm như vậy. Trước bí ẩn này, một số nhà nghiên cứu nhận định về bề ngoài, Lưu Dụ chính là người đã khiến gia tộc Tư Mã diệt vong. Thế nhưng, xét về sâu xa, dòng họ Tư Mã đã làm một số việc khiến hậu duệ lâm vào thảm kịch diệt vong.
Đầu tiên là việc Tư Mã Ý khuyên Tào Sảng đầu hàng. Ông đã cử Hứa Sung và Trần Thái đến thuyết phục Tào Sảng và hứa rằng chỉ cần giao binh quyền thì sẽ tha mạng cho ông cũng như giữ lại tước vị, tài sản.
Để khiến Tào Sảng tự nguyện giao binh quyền, Tư Mã Ý lập lời thề "Lạc Thủy". Theo ghi chép, Tư Mã Ý nói có sông núi và trời đất chứng giám đồng thời chỉ vào dòng thác đang chảy (lạc thủy) mà lập lời thề bảo đảm không phụ Tào Sảng nếu không chính là nghịch thiên.
Tuy nhiên, về sau, Tư Mã Ý làm trái lời thề "Lạc Thủy" khiến Tào Sảng và con cháu chết thảm vì cho rằng "diệt cỏ phải diệt tận gốc”. Lưu Dụ cũng có suy nghĩ như vậy nên đuổi cùng giết tận con cháu của Tư Mã Ý để tránh hậu họa về sau.
Tiếp đến, Tư Mã Chiêu - con trai của Tư Mã Ý đã dàn dựng một cảnh giết chết hoàng đế trên đường để đoạt ngôi. Điều này khiến mọi người hiểu được chỉ cần người nào có đủ quyền lực và binh lực trong tay thì đều có thể thực hiện cuộc đảo chính, soán ngôi và thay đổi triều đại.
Trước khi gia tộc Tư Mã lập nên nhà Tây Tấn, nhiều triều đại khác cũng lấy được thiên hạ theo cách này. Tương tự như vậy, Lưu Dụ đi theo "con đường" đó bằng cách giết vua, tàn sát hậu duệ của Tư Mã Ý để có thể ngồi vững trên ngai vàng.
Lý do cuối cùng được cho là Tư Mã Viêm sáng lập triều đại Tây Tấn, tức Tấn Vũ đế, đã phạm sai lầm khi chọn con trai cả Tư Mã Trung kém tài làm người kế vị. Sau khi vua cha băng hà, Tư Mã Trung đăng cơ lên ngôi vua. Do không có tài trị quốc nên nhà Tây Tấn dưới thời Tư Mã Trung ngày càng suy yếu, các cuộc nổi loạn gia tăng. Trong số này, Loạn bát vương và Ngũ Hồ loạn Hoa đã khiến nhà Tây Tấn chịu ảnh hưởng nặng nề.
Cuối cùng, 26 năm sau khi Tấn Vũ đế băng hà, Lưu Dụ cùng thế lực của mình đã thành công soán ngôi nhà Tây Tấn và thảm sát hậu duệ của Tư Mã Ý khiến dòng tộc này bị diệt vong.
Mời độc giả xem video: Bí quyết khiến Hoàng đế dù ăn sơn hào hải vị cũng không béo phì.