Khung cảnh xã Kim Liên, quê hương cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc với làng Sen ở trung tâm. Thân phụ của Chủ tịch Hồ Chí Minh cất tiếng khóc chào đời tại miền quê này năm 1862.Cậu bé Nguyễn Sinh Sắc cùng bạn học tại lớp học của nhà nho yêu nước Vương Thúc Mậu. Cụ Vương Thúc Mậu bị thực dân Pháp sát hại trong cuộc khởi nghĩa năm 1885.Bà Hoàng Thị Loan - phu nhân của cụ Nguyễn Sinh Sắc, thân mẫu Bác Hồ - vừa dệt vài vừa hát ru con trong một gian nhà ở làng Hoàng Trù, quê ngoại Bác Hồ. Gia đình cụ Phó bảng sinh sống tại đây cho đến năm 1895.Cuối năm 1895, cụ Nguyễn Sinh Sắc vào Huế cùng gia đỉnh để theo đuổi sự nghiệp học vấn. Ngày đi đêm nghỉ, cụ Sắc thường dừng lại ở những nơi cảnh đẹp, di tích lịch sử và giảng cho con nghe về đất nước, công lao tổ tiên. Sau nhiều năm đèn sách, cụ đỗ Phó bảng khoa thi 1901 ở Huế.Sau khi thi đỗ, cụ Phó bảng làm quan, đảm nhiệm nhiều vị trí khác nhau. Năm 1910, cụ bị triều đình phạt tội và sa thải vì bênh vực dân đen. Ngày 26/2/1911, cụ đi tàu từ Đà Nẵng vào Sài Gòn để giới thiệu con trai là Nguyễn Tất Thành với người bạn, nhà yêu nước Phan Chu Trinh.Ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước, từ đó cụ Phó bảng mất liên lạc với con trai. Nhiều năm sau đó, cụ nhận được tin Nguyễn Tất Thành đã trở thành nhà cách mạng với cái tên Nguyễn Ái Quốc. Cụ thăm lại bến sông Sài Gòn, nơi ly biệt năm nào...Gần cuối đời, cụ Phó bảng đến định cư tại làng Hòa An, tỉnh Sa Đéc (nay thuộc TP Cao Lãnh, Đồng Tháp). Giai đoạn này, cụ thường xuyên trao đổi, bàn bạc với nhóm thanh niên yêu nước Phạm Hữu Lầu và Lưu Kim Phong, những nhân vật dẫn dắt phong trào cách mạng địa phương.Mô hình phục dựng (tỉ lệ 1/1) ngôi nhà của ông Lê Văn Giáo (Năm Giáo), nơi cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc sống, làm việc từ năm 1927-1929 và qua đời vào rạng sáng ngày 27/11/1929 ở làng Hòa An.Sau khi cụ Phó bảng qua đời, nhân dân Hòa An đã lo tang lễ chu đáo. Những thập niên sau đó, dù chính quyền tay sai của Pháp - Mỹ tìm cách phá hoại, cản trở người dân đến thăm viếng, ngôi mộ đã được quần chúng nhân dân đấu tranh bảo vệ và gìn giữ cho đến ngày đất nước thống nhất.Ngày nay, làng Hòa An, nơi cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc sinh sống những năm cuối đời đã trở thành một quần thể di tích lịch sử - văn hóa được xếp hạng cấp quốc gia và là một địa chỉ du lịch về nguồn, thu hút đông đảo du khách viếng thăm ở TP Cao Lãnh. Mời quý độc giả xem video: Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập sáng 2/9/1945.
Khung cảnh xã Kim Liên, quê hương cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc với làng Sen ở trung tâm. Thân phụ của Chủ tịch Hồ Chí Minh cất tiếng khóc chào đời tại miền quê này năm 1862.
Cậu bé Nguyễn Sinh Sắc cùng bạn học tại lớp học của nhà nho yêu nước Vương Thúc Mậu. Cụ Vương Thúc Mậu bị thực dân Pháp sát hại trong cuộc khởi nghĩa năm 1885.
Bà Hoàng Thị Loan - phu nhân của cụ Nguyễn Sinh Sắc, thân mẫu Bác Hồ - vừa dệt vài vừa hát ru con trong một gian nhà ở làng Hoàng Trù, quê ngoại Bác Hồ. Gia đình cụ Phó bảng sinh sống tại đây cho đến năm 1895.
Cuối năm 1895, cụ Nguyễn Sinh Sắc vào Huế cùng gia đỉnh để theo đuổi sự nghiệp học vấn. Ngày đi đêm nghỉ, cụ Sắc thường dừng lại ở những nơi cảnh đẹp, di tích lịch sử và giảng cho con nghe về đất nước, công lao tổ tiên. Sau nhiều năm đèn sách, cụ đỗ Phó bảng khoa thi 1901 ở Huế.
Sau khi thi đỗ, cụ Phó bảng làm quan, đảm nhiệm nhiều vị trí khác nhau. Năm 1910, cụ bị triều đình phạt tội và sa thải vì bênh vực dân đen. Ngày 26/2/1911, cụ đi tàu từ Đà Nẵng vào Sài Gòn để giới thiệu con trai là Nguyễn Tất Thành với người bạn, nhà yêu nước Phan Chu Trinh.
Ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước, từ đó cụ Phó bảng mất liên lạc với con trai. Nhiều năm sau đó, cụ nhận được tin Nguyễn Tất Thành đã trở thành nhà cách mạng với cái tên Nguyễn Ái Quốc. Cụ thăm lại bến sông Sài Gòn, nơi ly biệt năm nào...
Gần cuối đời, cụ Phó bảng đến định cư tại làng Hòa An, tỉnh Sa Đéc (nay thuộc TP Cao Lãnh, Đồng Tháp). Giai đoạn này, cụ thường xuyên trao đổi, bàn bạc với nhóm thanh niên yêu nước Phạm Hữu Lầu và Lưu Kim Phong, những nhân vật dẫn dắt phong trào cách mạng địa phương.
Mô hình phục dựng (tỉ lệ 1/1) ngôi nhà của ông Lê Văn Giáo (Năm Giáo), nơi cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc sống, làm việc từ năm 1927-1929 và qua đời vào rạng sáng ngày 27/11/1929 ở làng Hòa An.
Sau khi cụ Phó bảng qua đời, nhân dân Hòa An đã lo tang lễ chu đáo. Những thập niên sau đó, dù chính quyền tay sai của Pháp - Mỹ tìm cách phá hoại, cản trở người dân đến thăm viếng, ngôi mộ đã được quần chúng nhân dân đấu tranh bảo vệ và gìn giữ cho đến ngày đất nước thống nhất.
Ngày nay, làng Hòa An, nơi cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc sinh sống những năm cuối đời đã trở thành một quần thể di tích lịch sử - văn hóa được xếp hạng cấp quốc gia và là một địa chỉ du lịch về nguồn, thu hút đông đảo du khách viếng thăm ở TP Cao Lãnh.
Mời quý độc giả xem video: Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập sáng 2/9/1945.