Dựa trên hình ảnh cây tre Việt Nam và bản Di chúc của Bác Hồ, tác giả Phạm Văn Thi (76 tuổi), trú tại phường Ðồng Giao, quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng đã thực hiện một tác phẩm nghệ thuật đầy ý nghĩa.Tác phẩm được làm bằng đồng thau và thép, thể hiện cây tre và bản Di chúc quyện với nhau thành một khối thống nhất.Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh được khắc trên tấm thép không gỉ, gắn vào một cành tre, gợi liên tưởng đây là thứ quả của loài cây tượng trưng cho sức sống và tinh thần quật cường của người Việt.Mặt trước tấm thép tái tạo chân thật phần bút tích của Bác gồm 290 chữ, mặt sau thể hiện phần còn lại của Di chúc.Di chúc và khóm tre được đặt trên hình bản đồ Việt Nam làm bằng đồng thau.Nằm trải dọc theo bản đồ là dòng chữ bằng thép: "Không có gì quý hơn độc lập tự do", câu nói nổi tiếng trong sự nghiệp của Bác Hồ.Phía sau dòng chữ là các họa tiết thể hiện hình ảnh đặc trưng của các vùng miền Việt Nam từ Bắc đến Nam.Cây tre trong tác phẩm được tạo hình chân thực, tỉ mỉ đến từng chi tiết nhỏ như đường gân lá, vết sần sùi của rễ tre.Những búp măng vươn lên như sự nối tiếp truyền thống của thế hệ đi sau.Hiện tại, tác phẩm nghệ thuật đặc sắc này được trưng bày tại Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh TP HCM.
Dựa trên hình ảnh cây tre Việt Nam và bản Di chúc của Bác Hồ, tác giả Phạm Văn Thi (76 tuổi), trú tại phường Ðồng Giao, quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng đã thực hiện một tác phẩm nghệ thuật đầy ý nghĩa.
Tác phẩm được làm bằng đồng thau và thép, thể hiện cây tre và bản Di chúc quyện với nhau thành một khối thống nhất.
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh được khắc trên tấm thép không gỉ, gắn vào một cành tre, gợi liên tưởng đây là thứ quả của loài cây tượng trưng cho sức sống và tinh thần quật cường của người Việt.
Mặt trước tấm thép tái tạo chân thật phần bút tích của Bác gồm 290 chữ, mặt sau thể hiện phần còn lại của Di chúc.
Di chúc và khóm tre được đặt trên hình bản đồ Việt Nam làm bằng đồng thau.
Nằm trải dọc theo bản đồ là dòng chữ bằng thép: "Không có gì quý hơn độc lập tự do", câu nói nổi tiếng trong sự nghiệp của Bác Hồ.
Phía sau dòng chữ là các họa tiết thể hiện hình ảnh đặc trưng của các vùng miền Việt Nam từ Bắc đến Nam.
Cây tre trong tác phẩm được tạo hình chân thực, tỉ mỉ đến từng chi tiết nhỏ như đường gân lá, vết sần sùi của rễ tre.
Những búp măng vươn lên như sự nối tiếp truyền thống của thế hệ đi sau.
Hiện tại, tác phẩm nghệ thuật đặc sắc này được trưng bày tại Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh TP HCM.