Tử Cấm Thành ở Trung Quốc do một người Việt thiết kế và làm tổng công trình sư chỉ huy xây dựng. Người đó là Nguyễn An.Nguyễn An (1381-1453) quê vùng Hà Đông (Hà Nội). Theo sách Kinh thành ký thắng, ông đã tự tay vạch kiểu, thành hình là lập được thế, mắt ngắm là nghĩ ra cách làm, tất cả đều đúng với quy chế. Bộ Công và các thợ thuyền đành chịu khoanh tay, bái phục, nghe ông chỉ bảo, sai khiến, thật là người đại tài, xuất chúng.Ngoài Tử Cấm Thành, Nguyễn An là tổng công trình sư phụ trách chỉ huy xây dựng các công trình trị thủy ở vùng Trương Thụ, Sơn Đông trên sông Hoàng Hà.Nguyễn An là người có tài về xây dựng từ nhỏ. Dưới triều vua Trần Thuận Tông, ông tham gia các đội xây dựng ở kinh thành Thăng Long, dù lúc đó mới chỉ 16 tuổi. Sau khi giúp xây dựng Tử Cấm Thành, ông được hoàng đế nhà Minh xem như kỳ nhân, thưởng cho rất nhiều vàng bạc, châu báu.Danh tướng người Việt từng giúp Tần Thủy Hoàng đánh đuổi quân Hung Nô: Lý Ông Trọng là nhân tài quân sự đất Việt. Ông vốn là tướng của Thục Phán An Dương Vương. Ông giúp Tần Thủy Hoàng đánh bại các cuộc chiến tranh xâm lược của người Hung Nô. Về sau, khi ông về nước và qua đời, được người Trung Quốc tạc tượng tôn thờ. Nhà kỹ thuật quân sự nổi tiếng của nước ta được suy tôn làm ông tổ nghề đúc súng ở Trung Quốc: Hồ Nguyên Trừng. Ông là nhà kỹ thuật quân sự nổi tiếng của nước ta, về sau trở thành “ông tổ nghề đúc súng thần công ở Trung Quốc. Theo sách Vân Đài loại ngữ của Lê Quý Đôn, “quân Minh mỗi khi tế súng đều phải tế Trừng”.Người Việt duy nhất được phong tướng ở cả Việt Nam lẫn Trung Quốc: Nguyễn Sơn. Ông Nguyễn Sơn (1908-1956) được phong tướng ở nước ta năm 1948, đến năm 1955 ông tiếp tục được phong tướng ở Trung Quốc, trở thành vị Lưỡng quốc tướng quân duy nhất trong sử Việt. Nguyễn Sơn tên thật là Vũ Nguyên Bác, quê tại làng Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội ngày nay. Năm 1925, ông sang Trung Quốc hoạt động cách mạng, sau trở thành học trò xuất sắc của Bác Hồ, được Bác đặt tên là Lý Tống.
Tử Cấm Thành ở Trung Quốc do một người Việt thiết kế và làm tổng công trình sư chỉ huy xây dựng. Người đó là Nguyễn An.
Nguyễn An (1381-1453) quê vùng Hà Đông (Hà Nội). Theo sách Kinh thành ký thắng, ông đã tự tay vạch kiểu, thành hình là lập được thế, mắt ngắm là nghĩ ra cách làm, tất cả đều đúng với quy chế. Bộ Công và các thợ thuyền đành chịu khoanh tay, bái phục, nghe ông chỉ bảo, sai khiến, thật là người đại tài, xuất chúng.
Ngoài Tử Cấm Thành, Nguyễn An là tổng công trình sư phụ trách chỉ huy xây dựng các công trình trị thủy ở vùng Trương Thụ, Sơn Đông trên sông Hoàng Hà.
Nguyễn An là người có tài về xây dựng từ nhỏ. Dưới triều vua Trần Thuận Tông, ông tham gia các đội xây dựng ở kinh thành Thăng Long, dù lúc đó mới chỉ 16 tuổi. Sau khi giúp xây dựng Tử Cấm Thành, ông được hoàng đế nhà Minh xem như kỳ nhân, thưởng cho rất nhiều vàng bạc, châu báu.
Danh tướng người Việt từng giúp Tần Thủy Hoàng đánh đuổi quân Hung Nô: Lý Ông Trọng là nhân tài quân sự đất Việt. Ông vốn là tướng của Thục Phán An Dương Vương. Ông giúp Tần Thủy Hoàng đánh bại các cuộc chiến tranh xâm lược của người Hung Nô. Về sau, khi ông về nước và qua đời, được người Trung Quốc tạc tượng tôn thờ.
Nhà kỹ thuật quân sự nổi tiếng của nước ta được suy tôn làm ông tổ nghề đúc súng ở Trung Quốc: Hồ Nguyên Trừng. Ông là nhà kỹ thuật quân sự nổi tiếng của nước ta, về sau trở thành “ông tổ nghề đúc súng thần công ở Trung Quốc. Theo sách Vân Đài loại ngữ của Lê Quý Đôn, “quân Minh mỗi khi tế súng đều phải tế Trừng”.
Người Việt duy nhất được phong tướng ở cả Việt Nam lẫn Trung Quốc: Nguyễn Sơn. Ông Nguyễn Sơn (1908-1956) được phong tướng ở nước ta năm 1948, đến năm 1955 ông tiếp tục được phong tướng ở Trung Quốc, trở thành vị Lưỡng quốc tướng quân duy nhất trong sử Việt.
Nguyễn Sơn tên thật là Vũ Nguyên Bác, quê tại làng Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội ngày nay. Năm 1925, ông sang Trung Quốc hoạt động cách mạng, sau trở thành học trò xuất sắc của Bác Hồ, được Bác đặt tên là Lý Tống.