Toà án nhân dân tối cao đang lấy ý kiến của các thẩm phán, cán bộ công chức trong hệ thống tòa án về việc chọn mẫu phác thảo tượng vua Lý Thái Tông làm biểu tượng của công lý và hoạt động xét xử của ngành tòa án. Việc lấy ý kiến được thực hiện từ ngày 23 - 28/4.Sau khi lựa chọn được mẫu phác thảo cuối cùng, tượng vua Lý Thái Tông dự kiến đúc bằng đồng đỏ với chiều cao 5,3 m sẽ được đặt tại trụ sở cơ quan này (số 43 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Việc dựng tượng đài vua Lý Thái Tông để tri ân và tôn vinh những cống hiến to lớn cho đất nước, dân tộc của các bậc tiền nhân, đặc biệt là công trạng trong lĩnh vực xét xử và tư pháp.Lý do ngành tòa án chọn vua Lý Thái Tông làm biểu tượng công lý và xét xử bởi vị vua này nổi tiếng là người đầu tiên làm ra và cho lưu hành bộ luật Hình thư ở Việt Nam vào năm 1042. Đây là bộ luật chính thức thành văn đầu tiên trong lịch sử Việt Nam nên sự kiện này được đánh giá là một cột mốc quan trọng trong lịch sử lập pháp nước ta.Với bộ Hình thư năm 1042, vua Lý Thái Tông đem các loại tội hình chia ra môn loại, biên thành điều khoản, người xem dễ hiểu, giúp việc xử án không khắc nghiệt mà cũng tránh bị oan uổng, nhân dân đều lấy làm tiện. Nhờ bộ luật này, việc xử án trở nên rõ ràng và công bằng hơn. Để chào mừng sự kiện lịch sử này, vua Lý Thái Tông đã cho đổi niên hiệu thành Minh Đạo.Là vị vua thứ hai của triều nhà Lý, vua Lý Thái Tông là con trai của vua Lý Thái Tổ, ông cai trị đất nước trong 26 năm (1028 - 1054). Dưới sự trị vì của ông, đất nước bước vào thời kỳ hoàng kim, thái bình, thịnh trị. Vua Lý Thái Tông trở thành tấm gương bảo vệ công lý tiêu biểu nhất trong thời đại quân chủ Việt Nam.Không những vậy, vua Lý Thái Tông còn cho người đúc chuông để người dân nếu có oan ức thì đến đánh chuông, bày tỏ lên nhà vua để được thấu xét. Vua Lý Thái Tông cũng rèn dạy, tin giao toàn bộ việc xử kiện và đào tạo Khai Hoàng Vương trở thành vị quan xử án mẫu mực và lừng danh trước khi lên ngôi báu trở thành vua Lý Thánh Tông lừng lẫy lịch sử Việt Nam.Vua Lý Thái Tông lên ngôi sau khi tướng quân Lê Phụng Hiểu dẹp được cuộc nổi loạn của ba vị vương, sử vẫn ghi là “loạn tam vương”, mà trong đó, Vũ Đức Vương bị giết, Đông Chinh Vương và Dực Thánh Vương phải thua chạy rồi bị bắt. Đến cuối cùng, vua Lý Thái Tông tha tội cho cả hai vị vương trên và cho họ giữ tước như cũ.Một ví dụ khác là khi đi đánh Chiêm Thành, vua Lý Thái Tông ra lệnh không tùy tiện chém giết, hễ ai trái lệnh thì theo phép quân mà trị tội. Tính cách nhân từ, giàu lòng nhân ái của vua Lý Thái Tông cũng được người đời ca ngợi và thờ cùng 7 vị vua nhà Lý khác tại Đền Đô Lý Bát Đế, Bắc Ninh.
Toà án nhân dân tối cao đang lấy ý kiến của các thẩm phán, cán bộ công chức trong hệ thống tòa án về việc chọn mẫu phác thảo tượng vua Lý Thái Tông làm biểu tượng của công lý và hoạt động xét xử của ngành tòa án. Việc lấy ý kiến được thực hiện từ ngày 23 - 28/4.
Sau khi lựa chọn được mẫu phác thảo cuối cùng, tượng vua Lý Thái Tông dự kiến đúc bằng đồng đỏ với chiều cao 5,3 m sẽ được đặt tại trụ sở cơ quan này (số 43 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Việc dựng tượng đài vua Lý Thái Tông để tri ân và tôn vinh những cống hiến to lớn cho đất nước, dân tộc của các bậc tiền nhân, đặc biệt là công trạng trong lĩnh vực xét xử và tư pháp.
Lý do ngành tòa án chọn vua Lý Thái Tông làm biểu tượng công lý và xét xử bởi vị vua này nổi tiếng là người đầu tiên làm ra và cho lưu hành bộ luật Hình thư ở Việt Nam vào năm 1042. Đây là bộ luật chính thức thành văn đầu tiên trong lịch sử Việt Nam nên sự kiện này được đánh giá là một cột mốc quan trọng trong lịch sử lập pháp nước ta.
Với bộ Hình thư năm 1042, vua Lý Thái Tông đem các loại tội hình chia ra môn loại, biên thành điều khoản, người xem dễ hiểu, giúp việc xử án không khắc nghiệt mà cũng tránh bị oan uổng, nhân dân đều lấy làm tiện. Nhờ bộ luật này, việc xử án trở nên rõ ràng và công bằng hơn. Để chào mừng sự kiện lịch sử này, vua Lý Thái Tông đã cho đổi niên hiệu thành Minh Đạo.
Là vị vua thứ hai của triều nhà Lý, vua Lý Thái Tông là con trai của vua Lý Thái Tổ, ông cai trị đất nước trong 26 năm (1028 - 1054). Dưới sự trị vì của ông, đất nước bước vào thời kỳ hoàng kim, thái bình, thịnh trị. Vua Lý Thái Tông trở thành tấm gương bảo vệ công lý tiêu biểu nhất trong thời đại quân chủ Việt Nam.
Không những vậy, vua Lý Thái Tông còn cho người đúc chuông để người dân nếu có oan ức thì đến đánh chuông, bày tỏ lên nhà vua để được thấu xét. Vua Lý Thái Tông cũng rèn dạy, tin giao toàn bộ việc xử kiện và đào tạo Khai Hoàng Vương trở thành vị quan xử án mẫu mực và lừng danh trước khi lên ngôi báu trở thành vua Lý Thánh Tông lừng lẫy lịch sử Việt Nam.
Vua Lý Thái Tông lên ngôi sau khi tướng quân Lê Phụng Hiểu dẹp được cuộc nổi loạn của ba vị vương, sử vẫn ghi là “loạn tam vương”, mà trong đó, Vũ Đức Vương bị giết, Đông Chinh Vương và Dực Thánh Vương phải thua chạy rồi bị bắt. Đến cuối cùng, vua Lý Thái Tông tha tội cho cả hai vị vương trên và cho họ giữ tước như cũ.
Một ví dụ khác là khi đi đánh Chiêm Thành, vua Lý Thái Tông ra lệnh không tùy tiện chém giết, hễ ai trái lệnh thì theo phép quân mà trị tội. Tính cách nhân từ, giàu lòng nhân ái của vua Lý Thái Tông cũng được người đời ca ngợi và thờ cùng 7 vị vua nhà Lý khác tại Đền Đô Lý Bát Đế, Bắc Ninh.