Thủy chiến Đầm Dạ Trạch (547-550): Căn cứ Đầm Dạ Trạch ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên ngày nay. Các nhà sử học đánh giá đây là trận thủy chiến lớn đầu tiên mà người Việt giành được thắng lợi. Bằng chiến thuật đánh du kích, ban ngày lẩn trốn trong vùng lau sậy um tùm, ban đêm đưa thuyền nhẹ thành từng tốp tấn công tiêu diệt kẻ địch, người Việt khiến cho đội quân xâm lược nhà Lương khiếp vía. Viên chủ tướng Dương Sàn bị giết chết, đất nước giành lại độc lập. Triệu Việt Vương (Triệu Quang Phục) đã kế thừa xứng đáng sự nghiệp của Lý Nam Đế để lại giữa thế kỷ thứ 6. Chiến thắng Bạch Đằng (938): Nói về thủy chiến Việt Nam, không thể bỏ qua trận Bạch Đằng lừng lẫy năm 938 của vua Ngô Quyền. Chỉ bằng một trận đánh duy nhất, Ngô Vương tiêu diệt hoàn toàn 200.000 quân Nam Hán xâm chiếm nước ta bằng đường biển. Chiến thắng đó chính là lời tuyên bố đanh thép của người Việt, thoát khỏi hơn nghìn năm bị các chế độ phong kiến phương Bắc đô hộ. Bạch Đằng giang (981): 43 năm sau chiến công hiển hách của Ngô Quyền, vua Lê Hoàn một lần nữa chọn sông Bạch Đằng để quyết chiến, tiêu diệt quân Tống xâm lược. Cọc gỗ được cắm xuống sông, sau đó giả thua để dụ địch vào thế trận mai phục. Cũng như thái tử Hoằng Tháo của nhà Nam Hán xưa kia, viên chủ tướng Hầu Nhân Bảo tiếng tăm lẫy lừng của nhà Tống đã tử trận. Thủy chiến sông Như Nguyệt (1077): Thủy chiến Như Nguyệt Giang (sông Cầu) là trận thủy chiến, trận đánh quan trọng nhất của thái úy Lý Thường Kiệt và quân đội nhà Lý trong hành trình chống lại quân Tống xâm lược vào năm 1077. Trận đánh này đã đập tan hoàn toàn sức mạnh lẫn ý chí của hơn 100.000 quân chính quy và 200.000 dân phu của nhà Tống do viên tướng Quách Quỳ chỉ huy. Thủy chiến Vạn Kiếp - Lục Đầu (1285): Ngày 11/2/1285, quân Nguyên chia hai đường thủy bộ theo dòng sông Thương, tấn công hàng loạt cứ điểm của ta ở Vạn Kiếp và núi Phả Lại. Trần Quốc Tuấn cho quân rút lui xuống thuyền. Trước tình hình đó, vua Trần tung thêm lực lượng dự bị ở Thăng Long với quân số khoảng 100.000 người cùng 1.000 chiến thuyền đến cửa Đại Than, nơi sông Đuống đổ ra sông Lục Đầu để trợ chiến cho Trần Hưng Đạo. Một trận thủy chiến ác liệt diễn ra ngay trên sông Lục Đầu. Trận đánh này đã góp công lớn giúp quân dân nhà Trần chặn được thế tiến công của giặc Mông - Nguyên. Trận Vân Đồn (1288): Thủy chiến Vân Đồn là trận đánh có ý nghĩa quan trọng nhất trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên xâm lược lần thứ ba (1288). Nơi đây, dưới sự chỉ huy của Trần Khánh Dư, quân Trần đã đánh chìm 100.000 thạch lương của nhà Nguyên. Không có lương thực phục vụ cuộc chiến, quân Nguyên kiệt quệ cả về thể chất lẫn tinh thần. Thế trận xoay vần, cơ hội tiêu diệt địch đến gần hơn bao giờ hết. Bạch Đằng lần ba (1288): Chiến thắng Bạch Đằng lần thứ ba dưới sự chỉ huy của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn được xem là trận đánh gây chấn động thế giới thời bấy giờ. Đội quân thiện chiến, đánh đâu thắng đó của người Mông Cổ đã hoàn toàn bị tiêu diệt dưới sức mạnh và tinh thần đoàn kết của vua tôi nhà Trần. Sau trận đánh này, nhà Nguyên không còn dám mang quân xâm lược nước ta thêm lần nào nữa, đồng thời đế chế Mông Cổ cũng bước vào thời kỳ suy thoái. Trận Cảng Eo (1643): Ngày 7/7/1643, đích thân chúa Nguyễn Phúc Lan và thế tử Nguyễn Phúc Tần dẫn 50 chiến thuyền tiến thẳng ra cảng Eo (Thuận An, Huế) chống lại thủy quân Hà Lan xâm chiếm bờ biển nước ta. Quân Nguyễn đã tràn lên boong chiến hạm lớn nhất của Hà Lan mang tên De Wijdeness do thuyền trưởng Pieter Baek chỉ huy, bẻ bánh lái, chặt gãy cột buồm khiến chiến hạm này bị tê liệt hoàn toàn. Bị dồn vào bước đường cùng, thuyền trưởng Hà Lan cho châm lửa đốt kho thuốc súng, khiến tàu nổ tung. Thủy quân của chúa Nguyễn giành chiến thắng, dù hỏa lực mạnh của người Hà Lan đã khiến họ chìm 7 thuyền và mất 700-800 binh sĩ. Trận đánh này đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử thuỷ quân của người Việt chiến thắng một hạm đội châu Âu. Rạch Gầm - Xoài Mút (1785): Rạch Gầm - Xoài Mút là một trong những đỉnh cao chói lọi của người Việt trong hành trình dựng nước và giữ nước. Trên khúc sông Tiền và sông Hậu năm 1785, chỉ bằng một trận duy nhất, kéo dài trong một ngày đêm, Quang Trung - Nguyễn Huệ đánh cho 50.000 quân Xiêm tan tác, chỉ còn vài trăm tên chạy thoát về nước. Chính sử nhà Nguyễn chép: Sau trận Rạch Gầm - Xoài Mút, quân Xiêm tuy ngoài miệng khoác lác nhưng trong bụng sợ Nguyễn Huệ như sợ cọp. Trận Nhật Tảo (1861): Dù nhà Nguyễn và nhân dân ta thất bại trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược cuối thế kỷ 19 nhưng trận Nhật Tảo do Nguyễn Trung Trực chỉ huy vẫn khiến quân xâm lược khiếp sợ. Bằng vũ khí thô sơ, nghĩa quân đã tiêu diệt và đốt cháy pháo hạm Espérance. Chiến thắng này làm nức lòng nhân dân Việt Nam thời điểm đó. Khi tin ra đến Huế, vua Tự Đức liền cho ban lệnh trọng thưởng cho tất cả người tham gia trận đánh. Viên thanh tra bản xứ tại Nam Kỳ tên Paulin Vial gọi đây là “sự kiện đau đớn làm người An Nam phấn chấn và gây xúc động, đau lòng sâu sắc trong lòng người Pháp”.
Thủy chiến Đầm Dạ Trạch (547-550): Căn cứ Đầm Dạ Trạch ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên ngày nay. Các nhà sử học đánh giá đây là trận thủy chiến lớn đầu tiên mà người Việt giành được thắng lợi. Bằng chiến thuật đánh du kích, ban ngày lẩn trốn trong vùng lau sậy um tùm, ban đêm đưa thuyền nhẹ thành từng tốp tấn công tiêu diệt kẻ địch, người Việt khiến cho đội quân xâm lược nhà Lương khiếp vía. Viên chủ tướng Dương Sàn bị giết chết, đất nước giành lại độc lập. Triệu Việt Vương (Triệu Quang Phục) đã kế thừa xứng đáng sự nghiệp của Lý Nam Đế để lại giữa thế kỷ thứ 6.
Chiến thắng Bạch Đằng (938): Nói về thủy chiến Việt Nam, không thể bỏ qua trận Bạch Đằng lừng lẫy năm 938 của vua Ngô Quyền. Chỉ bằng một trận đánh duy nhất, Ngô Vương tiêu diệt hoàn toàn 200.000 quân Nam Hán xâm chiếm nước ta bằng đường biển. Chiến thắng đó chính là lời tuyên bố đanh thép của người Việt, thoát khỏi hơn nghìn năm bị các chế độ phong kiến phương Bắc đô hộ.
Bạch Đằng giang (981): 43 năm sau chiến công hiển hách của Ngô Quyền, vua Lê Hoàn một lần nữa chọn sông Bạch Đằng để quyết chiến, tiêu diệt quân Tống xâm lược. Cọc gỗ được cắm xuống sông, sau đó giả thua để dụ địch vào thế trận mai phục. Cũng như thái tử Hoằng Tháo của nhà Nam Hán xưa kia, viên chủ tướng Hầu Nhân Bảo tiếng tăm lẫy lừng của nhà Tống đã tử trận.
Thủy chiến sông Như Nguyệt (1077): Thủy chiến Như Nguyệt Giang (sông Cầu) là trận thủy chiến, trận đánh quan trọng nhất của thái úy Lý Thường Kiệt và quân đội nhà Lý trong hành trình chống lại quân Tống xâm lược vào năm 1077. Trận đánh này đã đập tan hoàn toàn sức mạnh lẫn ý chí của hơn 100.000 quân chính quy và 200.000 dân phu của nhà Tống do viên tướng Quách Quỳ chỉ huy.
Thủy chiến Vạn Kiếp - Lục Đầu (1285): Ngày 11/2/1285, quân Nguyên chia hai đường thủy bộ theo dòng sông Thương, tấn công hàng loạt cứ điểm của ta ở Vạn Kiếp và núi Phả Lại. Trần Quốc Tuấn cho quân rút lui xuống thuyền. Trước tình hình đó, vua Trần tung thêm lực lượng dự bị ở Thăng Long với quân số khoảng 100.000 người cùng 1.000 chiến thuyền đến cửa Đại Than, nơi sông Đuống đổ ra sông Lục Đầu để trợ chiến cho Trần Hưng Đạo. Một trận thủy chiến ác liệt diễn ra ngay trên sông Lục Đầu. Trận đánh này đã góp công lớn giúp quân dân nhà Trần chặn được thế tiến công của giặc Mông - Nguyên.
Trận Vân Đồn (1288): Thủy chiến Vân Đồn là trận đánh có ý nghĩa quan trọng nhất trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên xâm lược lần thứ ba (1288). Nơi đây, dưới sự chỉ huy của Trần Khánh Dư, quân Trần đã đánh chìm 100.000 thạch lương của nhà Nguyên. Không có lương thực phục vụ cuộc chiến, quân Nguyên kiệt quệ cả về thể chất lẫn tinh thần. Thế trận xoay vần, cơ hội tiêu diệt địch đến gần hơn bao giờ hết.
Bạch Đằng lần ba (1288): Chiến thắng Bạch Đằng lần thứ ba dưới sự chỉ huy của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn được xem là trận đánh gây chấn động thế giới thời bấy giờ. Đội quân thiện chiến, đánh đâu thắng đó của người Mông Cổ đã hoàn toàn bị tiêu diệt dưới sức mạnh và tinh thần đoàn kết của vua tôi nhà Trần. Sau trận đánh này, nhà Nguyên không còn dám mang quân xâm lược nước ta thêm lần nào nữa, đồng thời đế chế Mông Cổ cũng bước vào thời kỳ suy thoái.
Trận Cảng Eo (1643): Ngày 7/7/1643, đích thân chúa Nguyễn Phúc Lan và thế tử Nguyễn Phúc Tần dẫn 50 chiến thuyền tiến thẳng ra cảng Eo (Thuận An, Huế) chống lại thủy quân Hà Lan xâm chiếm bờ biển nước ta. Quân Nguyễn đã tràn lên boong chiến hạm lớn nhất của Hà Lan mang tên De Wijdeness do thuyền trưởng Pieter Baek chỉ huy, bẻ bánh lái, chặt gãy cột buồm khiến chiến hạm này bị tê liệt hoàn toàn. Bị dồn vào bước đường cùng, thuyền trưởng Hà Lan cho châm lửa đốt kho thuốc súng, khiến tàu nổ tung. Thủy quân của chúa Nguyễn giành chiến thắng, dù hỏa lực mạnh của người Hà Lan đã khiến họ chìm 7 thuyền và mất 700-800 binh sĩ. Trận đánh này đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử thuỷ quân của người Việt chiến thắng một hạm đội châu Âu.
Rạch Gầm - Xoài Mút (1785): Rạch Gầm - Xoài Mút là một trong những đỉnh cao chói lọi của người Việt trong hành trình dựng nước và giữ nước. Trên khúc sông Tiền và sông Hậu năm 1785, chỉ bằng một trận duy nhất, kéo dài trong một ngày đêm, Quang Trung - Nguyễn Huệ đánh cho 50.000 quân Xiêm tan tác, chỉ còn vài trăm tên chạy thoát về nước. Chính sử nhà Nguyễn chép: Sau trận Rạch Gầm - Xoài Mút, quân Xiêm tuy ngoài miệng khoác lác nhưng trong bụng sợ Nguyễn Huệ như sợ cọp.
Trận Nhật Tảo (1861): Dù nhà Nguyễn và nhân dân ta thất bại trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược cuối thế kỷ 19 nhưng trận Nhật Tảo do Nguyễn Trung Trực chỉ huy vẫn khiến quân xâm lược khiếp sợ. Bằng vũ khí thô sơ, nghĩa quân đã tiêu diệt và đốt cháy pháo hạm Espérance. Chiến thắng này làm nức lòng nhân dân Việt Nam thời điểm đó. Khi tin ra đến Huế, vua Tự Đức liền cho ban lệnh trọng thưởng cho tất cả người tham gia trận đánh. Viên thanh tra bản xứ tại Nam Kỳ tên Paulin Vial gọi đây là “sự kiện đau đớn làm người An Nam phấn chấn và gây xúc động, đau lòng sâu sắc trong lòng người Pháp”.