Đầu tượng ngựa thời Lý. Trong văn hóa Việt, ngựa là con giáp thứ 7 trong 12 con giáp. Trong giáo lý nhà Phật, linh vật này là biểu tượng cho năng lượng và sự nỗ lực trong việc hành Phật pháp, là phương tiện di chuyển của tâm linh.Tượng vẹt thời Lý. Ở khu vực kinh thành Thăng Long, nhiều tượng vẹt thời Lý đã được phát hiện. Một đầu tượng vẹt thời Lý được tạo tác tinh xảo. Việc chim vẹt xuất hiện trên nhiều cổ vật thời Lý cho thấy hình tượng loài chim này có vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa người Việt đương thời.Tượng người cưỡi voi thời Lý. Voi là con vật gần gũi với người Việt, được thuần dưỡng để làm phương tiện vận tải và phục vụ mục đích quân sự.Đầu tượng voi thời Lý. Trong giáo lý nhà Phật, voi tượng trưng cho chân lý, trí tuệ và sự kiên định. Đức Phật được cho là đã đầu thai dưới dạng voi trắng trong giấc mơ của Hoàng hậu Maya.Tượng mèo thời Lý. Mèo là con giáp thứ tư trong 12 con giáp theo quan niệm truyền thống của người Việt. Hình tượng mèo khá hiếm gặp trên cổ vật Việt Nam.Bức tượng thời Lý này được các nhà nghiên cứu cho là thể hiện một con hải cẩu. Có thể nói, hình tượng hải cẩu cực kỳ hiếm gặp trên cổ vật Việt Nam, vì loài vật này không sống ở mảnh đất hình chữ S. Người Việt xưa chỉ có thể gặp hải cẩu khi chúng vô tình trôi dạt vào bờ biểnTượng sư tử thời Lý. nguyên là linh vật Phật giáo, được truyền vào Việt Nam theo sự du nhập của Phật giáo, nhưng được cải biến phù hợp với truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc.Phần còn lại của một tượng sư tử thời Lý. Về đặc điểm tạo hình cơ bản của sư tử trên cổ vật Việt có hai loại: hình Sư tử (các chi tiết hình thể của sư tử) và kết hợp đặc điểm Sư tử – Chó (đầu Sư tử, thân Chó).Tượng chim uyên ương trang trí ngói nóc thời Lý - Trần. Theo Phật thoại, uyên ương là một trong các hóa thân của Đức Phật. Trong nghệ thuật Việt, uyên ương xuất hiện phổ biến trong trang trí kiến trúc cung đình và chùa tháp thời Lý – Trần.
Đầu tượng ngựa thời Lý. Trong văn hóa Việt, ngựa là con giáp thứ 7 trong 12 con giáp. Trong giáo lý nhà Phật, linh vật này là biểu tượng cho năng lượng và sự nỗ lực trong việc hành Phật pháp, là phương tiện di chuyển của tâm linh.
Tượng vẹt thời Lý. Ở khu vực kinh thành Thăng Long, nhiều tượng vẹt thời Lý đã được phát hiện.
Một đầu tượng vẹt thời Lý được tạo tác tinh xảo. Việc chim vẹt xuất hiện trên nhiều cổ vật thời Lý cho thấy hình tượng loài chim này có vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa người Việt đương thời.
Tượng người cưỡi voi thời Lý. Voi là con vật gần gũi với người Việt, được thuần dưỡng để làm phương tiện vận tải và phục vụ mục đích quân sự.
Đầu tượng voi thời Lý. Trong giáo lý nhà Phật, voi tượng trưng cho chân lý, trí tuệ và sự kiên định. Đức Phật được cho là đã đầu thai dưới dạng voi trắng trong giấc mơ của Hoàng hậu Maya.
Tượng mèo thời Lý. Mèo là con giáp thứ tư trong 12 con giáp theo quan niệm truyền thống của người Việt. Hình tượng mèo khá hiếm gặp trên cổ vật Việt Nam.
Bức tượng thời Lý này được các nhà nghiên cứu cho là thể hiện một con hải cẩu. Có thể nói, hình tượng hải cẩu cực kỳ hiếm gặp trên cổ vật Việt Nam, vì loài vật này không sống ở mảnh đất hình chữ S. Người Việt xưa chỉ có thể gặp hải cẩu khi chúng vô tình trôi dạt vào bờ biển
Tượng sư tử thời Lý. nguyên là linh vật Phật giáo, được truyền vào Việt Nam theo sự du nhập của Phật giáo, nhưng được cải biến phù hợp với truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc.
Phần còn lại của một tượng sư tử thời Lý. Về đặc điểm tạo hình cơ bản của sư tử trên cổ vật Việt có hai loại: hình Sư tử (các chi tiết hình thể của sư tử) và kết hợp đặc điểm Sư tử – Chó (đầu Sư tử, thân Chó).
Tượng chim uyên ương trang trí ngói nóc thời Lý - Trần. Theo Phật thoại, uyên ương là một trong các hóa thân của Đức Phật. Trong nghệ thuật Việt, uyên ương xuất hiện phổ biến trong trang trí kiến trúc cung đình và chùa tháp thời Lý – Trần.